Ngày 5/11 vừa qua, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dụ kiến, cuối tháng 12 năm nay; sau khi Australia phê chuẩn, CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy bạn đã biết gì về Hiệp định này? Hãy cùng chúng tôi tổng kết lại những thông tin cần biết về CPTPP nhé.
CPTPP là gì?
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những hiệp định thương mại có vị trí hết sức quan trọng; đóng vai trò gỡ bỏ những rào cản thương mại giữa 11 quốc gia thành viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thành viên tham gia CPTPP?
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ‘phá sản’ do Mỹ rút ra khỏi khối này , 11 nước còn lại tiếp tục bàn bạc và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 11 quốc gia đó bao gồm: Canada, Mexico, Peru, Chile, Nhật Bản, Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, New Zealand, Austrlia.
Nội dung CPTPP
Hiệp định CPTPP gồm 30 chương không chỉ đề cập tới các lĩnh vực về thuế quan, thương mại dịch vụ, hàng rào kỹ thuật,.. mà còn quy định thêm về một số vấn đề mới như: thương mại điện tử, dây chuyền cung ứng sản phẩm, môi trường,…
Hiệp định cũng đặt ra các yêu cầu về minh bạch hóa và cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng. Hiệp định cũng tôn trọng luật pháp của nước sở tại thông qua tự do hóa dịch vụ nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước. Hiệp định đưa các nước thành viên lại gần nhau nhờ việc gần như xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu cho các nước thành viên.
Cơ hội của Việt Nam khi tham gia CPTPP
Tham gia CPTPP, Việt Nam đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội lớn về kinh tế. Bản thân Việt Nam cũng coi đây là cơ hội hoàn thiện hơn các thể chế của quốc gia; sẵn sàng cho quá trình hội nhập. Cụ thể:
- Thông qua CPTPP, Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên khu vực và quốc tế. Cho thấy một đường lối đối ngoại tự chủ và tiến bộ. Tham gia CPTPP cũng thể hiện khía cạnh đa phương hóa, đa dạng hóa trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
- Củng cố sức mạnh kinh tế Việt Nam. Thông qua CPTPP, Việt Nam sẽ thu hút các nguồn vốn FDI về cho các doanh nghiệp. Với cơ hội này, doanh nghiệp Việt vừa có thể nhận được nhiều gói hỗ trợ giúp phát triển kinh doanh. Vừa có cơ hội học tập công nghệ hiện đại của các nước phát triển.
- Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên. Các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam được đánh giá cao về mức độ độc đáo và chất lượng. Tham gia CPTPP cùng với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan; doanh nghiệp Việt dễ dàng xuất khẩu hàng hóa của mình vào các thị trường lớn như: Nhật Bản, Canada,..
- Đẩy nhanh thể chế nền kinh tế trong nước nhằm phù hợp với nền kinh tế thị trường.
- Tham gia ngay từ đầu, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn các nước vào sau trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.
Thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP
Trong Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh soạn; đã nêu rõ 6 thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Cụ thể:
- Về kinh tế: Sức ép cạnh tranh về thị trường, hàng hóa, chất lượng sản phẩm sẽ khiến các doanh ngiệp Việt phải nỗ lực rất nhiều; nếu muốn cạnh tranh với các nước thành viên.
- Về hoàn thiện thể chế: Việt Nam cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp và linh hoạt. Nhanh chóng xấy dựng thể chế cho các lĩnh vực phi truyền thống được đưa ra trong CPTPP.
- Về xã hội: Cần xử lý vấn đề việc làm cho bộ phận lao động trong nước khi sức ép về nguồn lao động cũng đổ về Việt Nam.
- Về thu ngân sách: Xem xét việc giảm thu ngân sách do việc cắt giảm thuế nhập khẩu khi tham gia CPTPP.
- Về lĩnh vực lao động: Cần có những sửa đổi luật pháp về vấn đề thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.
- Về an toàn thông tin: Việt Nam đã ký thư song phương khi tham gia CPTPP về: Tự do lưu chuyển thông tin và đặt máy chủ tại nước sở tại trong 2 điều khoản thuộc Chương Thương mại điện tử.
Xem thêm: Sức ép cho doanh nghiệp Việt trước Hiệp định CPTPP
Kết luận
Là một doanh nghiệp Việt; bạn nên có sự đầu tư và tìm hiểu kỹ càng về các quy định, điều khoản của CPTPP. Nhằm lợi dụng những ưu thế; tích cực khắc phục những nhược điểm của doanh nghiệp. Nhất là trong tình hình hiện nay; khi những vấn đề mới được quy định trong CPTPP như Thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt sự tiện ích của công nghệ 4.0, chuẩn bị những phần mềm quản lý bán hàng, tiếp cận bán hàng đa kênh và tiếp cận đến đối tượng bán sản phẩm bằng những ứng dụng kết nối trực tuyến khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp Việt có thể sẵn sàng nhập cuộc vào CPTPP. Còn doanh nghiệp của bạn? Bạn đã sẵn sàng chưa?