Đối với hoạt động kinh doanh homestay, để có thể bắt đầu với mô hình kinh doanh này, gia chủ cần chuẩn bị một kế hoạch cụ thể, chi tiết. Việc lên kế hoạch kinh doanh giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí. Đồng thời gia tăng hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro. Cùng Bota tìm hiểu về ba kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả.
Xem thêm:
Để kinh doanh homestay online hiệu quả, hãy tham khảo các kinh nghiệm sau
Lập kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả chỉ với 3 bước
Kinh doanh homestay thất bại ngay nếu không bắt đầu từ đây (P1)
1. Mô hình du lịch homestay
Homestay theo cách hiểu của đa số người hiện nay thì đó chính là home from home, là một loại hình lưu trú. Trong quá trình đi du lịch thì du khách có thể ở lại ngôi nhà của người dân ở địa phương và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình.
Khi lựa chọn mô hình lưu trú homestay, khách du lịch có cơ hội được trải nghiệm thực tế cuộc sống của người bản địa bằng nhiều cách thức: mặc quần áo như người dân ở đó, sinh hoạt đúng theo phong tục, tập quán…Đây là điều mà du khách sẽ không thể nào có được nếu lựa chọn hình thức ở khách sạn.
Đến với homestay, du khách phải làm các thủ tục lưu trú giống như đối với khách sạn, nhà nghỉ bình thường khác. Nhưng có điều thường được ở trong một không gian thoải mái và ấm cúng hơn. Mô hình homestay có thể là lựa chọn đầu tư của các gia đình nằm trong khu vực du lịch hoặc do các công ty dịch vụ du lịch xây dựng.
Mô hình homestay mang du khách và chủ nhà sát lại gần nhau hơn. Bạn có thể trò chuyện thân thiết như những người bạn. Đây là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa cũng như xây dựng các mối quan hệ.
2. Chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh homestay
Một trong số các bước trong kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả đó là bạn phải chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh hoặc huy động vốn. Để kế hoạch được thực hiện suôn sẻ, nhà đầu tư luôn phải có nguồn vốn phù hợp với quy mô của hoạt động kinh doanh homestay.
Bạn có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn: vốn tự thân, rủ chung bạn bè, đối tác góp vốn kinh doanh, vốn góp từ người thân, gia đình hay vay ngân hàng…Trong quá trình huy động vốn, bạn cần nêu ra được các tiềm năng, lợi nhuận từ kế hoạch kinh doanh homestay để thu hút đầu tư.
Cần có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn dài hơi. Bởi việc đầu tư phải tính theo đường dài. Mà trong quá trình kinh doanh luôn phát sinh các rủi ro.
3. Lựa chọn đối tượng khách hàng hướng đến
Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh homestay, bạn còn cần chú ý việc lựa chọn và khoanh vùng đối tượng khách hàng cho các loại homestay mà bạn hướng đến. Để làm được điều này, bạn cần chia ra làm các nhóm khách hàng khác nhau: theo độ tuổi, tính cách, khả năng chi trả…Đồng thời đánh giá mức độ quan tâm và ưa thích của họ đối với mô hình homestay.
Hiện nay, mô hình homestay chủ yếu thu hút các bạn trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30. Họ là người ưa thích sự khám phá, mạo hiểm trải nghiệm thực tế. Bởi vậy mà nhóm đối tượng bạn cần đầu tư nhiều nhất chính là nhóm tuổi từ 18 tuổi đến 30.
Hy vọng rằng, ba kế hoạch kinh doanh homestay này sẽ là kim chỉ nam để bạn tự tin dấn thân vào mô hình kinh doanh này.