- Lượt xem: 528

Trong kinh doanh ngày càng khốc liệt và sự cạnh trạnh ngày càng gay gắt như hiện nay thì những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải tạo cho mình 1 lợi thế để cạnh tranh. Bên cạnh những doanh nghiệp luôn có ý thức thay đổi và hoàn thiện mình, chú trọng vào chất lượng sản phẩm và giá trị đem lại cho khách hàng thì cũng có không ít doanh nghiệp lựa chọn hình thức cạnh tranh không lành mạnh đó là bán phá giá.

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn so với giá trị của sản phẩm hoặc định giá mặt bằng chung nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và đặc biệt là những nhân vật mới tham gia vào thị trường muốn tạo ấn tượng với người tiêu dùng bằng cách đưa ra mức giá hấp dẫn hơn. Xét về ngắn hạn, có thể hành động phá giá sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng nhất định. Tuy nhiên xét về lâu dài thì đây chính là cái nhìn hạn hẹp. Vậy cái bạn cần thấy ở đây là gì? Không chỉ là lợi ích trước mắt mà bạn phải biết đề phòng rủi ro ẩn chứa phía sau. Hãy cùng chúng tôi đi sâu và và tìm hiểu một số lợi bất cập hạu của hình thức bán phá giá này.

  1. Chấp nhận phá giá chính là đang tự hạ thấp bản thân mình

Dân gian ta có câu “tiền nào của ấy”, bạn bán sản phẩm của mình với giá rẻ tức là đang tự hạ thấp sản phẩm dịch cụ của mình cũng như thương hiệu công ty bạn. Cùng với một sản phẩm với công sức bỏ ra như nhau, nhập hàng, giao nhận, phân phối,.. nhưng bạn lại chấp nhận bán với giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí một số của hàng còn không màng đến lợi nhuận mà chỉ cần hòa vốn để kéo khách lại cửa hàng trong một khoảng thời gian. Như vậy, khách hàng, đối thủ sẽ nghĩ thế nào về bạn? Một doanh nghiệp không có tầm nhìn xa hay một doanh nghiệp đang bị thua lỗ, không còn tự tin về sức hấp dẫn của mình…Còn chưa kể đến những rắc rối khi bị đối thủ kiện tụng, hạ thấp uy tín.

Một câu hỏi lớn cũng được đặt ra là những đối thủ khác cũng chạy đua về giá đưa giá về mức thấp nhất vậy liệu nếu tôi không chạy đua thì có tồn tại được? Nhưng xin thưa một người kinh doanh giỏi là người có bản lĩnh vững vàng, ngẩng cao đầu trước mọi mánh khóe cạnh tranh của đối thủ chứ không phải mù quáng chạy đua theo họ. Vì vạy đừng cố bon chen bằng những cách thức cạnh tranh không lành mạnh, mặc cho họ chạy đua giá cả với nhau, hãy lựa chọn cách thức cạnh tranh khác, quan trọng là bạn có sự khác biệt. Sản phẩm của bạn có bán được hay không? Thương hiệu của  bạn có đứng vững trên thị trường hay không? Không phải chỉ nằm ở giá cả mà còn là xây dựng hình ảnh, thương hiệu, vị thế trong nghành, chất lượng, giá trị đem lại cho khách hàng,…

  1. Gía thấp dẫn đến sự hoài nghi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Cùng một sản phẩm đó những bạn lại bán với giá thấp hơn so với thị trường chung rất dễ khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng. Ngày nay khách hàng ngày càng đề cao cảnh giác khi mua sắm chứ không còn tâm lý mù quáng ham rẻ như bạn nghĩ nữa. Cùng một sản phẩm như thế nhưng mỗi nơi bán một mức giá khác nhau sẽ khiến khách hàng không còn tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ đó nữa. Khi đó, khách hàng sẽ có 2 luồng suy nghĩ, một là khách hàng sẽ cho rằng sản phẩm của bạn là hàng nhái, hai là hoang mang về dòng sản phẩm này nói chung trên thị trường Việt Nam. Như vậy bạn thấy đấy phá giá không những làm khách hàng hoài nghi về sản phẩm của mình mà còn làm lũng đoạn thị trường của chính bạn.

  1. Chiêu thức bán phá giá – chỉ có lợi trước mắt

Gía bán thấp => lợi nhuận bạn thu được cũng thấp. Như vậy doanh nghiệp bạn có đủ chi phí để vận hành và kinh doanh lâu dài? Để đạt được mục tiêu doanh thu hàng tháng, nếu bán phá giá, bạn sẽ phải bán được số lượng đơn hàng gấp nhiều lần so với việc bạn định giá mặt bằng chung, vì thiết hụt về giá thì phải bù đắp lại bằng số lượng. Hơn nữa, doanh nghiệp của bạn còn phải chi trả rất nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh như nhân viên, quảng cáo, mặt bằng và một vấn đề quan trọng nữa là hàng tồn kho.

Đến khi bạn nhận ra mức gia hiện tại không đủ lợi nhuận để vận hành và đáp ứng đủ. Và bạn cần tăng giá thì thực sự sai lầm. Khách hàng hiện tại họ đã quen với mức giá như thế, có thể đó chính là nguyên nhân họ ở lại với bạn nhưng đột nhiên bạn lại tăng giá thì chắc chắn bạn chỉ nhận được những phản ứng tiêu cực mà thôi. Hãy tỉnh táo để lựa chọn chính sách định giá cho sản phẩm và lên kế hoạch chi tiết trong từng giai đoạn cụ thể để đo lường tất cả những phản ứng tích cực cũng như tiêu cực của khách hàng trước khi bắt tay vào kinh doanh.

Liều mình vào những cuộc chạy đua về giá chính là một trong những nguyên nhân chính khiến kinh doanh thất bại. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ đủ bình tĩnh và tỉnh táo để đưa ra một chính sách giá hợp lý cho doanh nghiệp của mình, hạ giá nhưng vẫn tối đa hóa lợi nhuận.

Đọc thêm: Doanh số bán tăng vọt nhờ 3 chiến lược giá “kiểu Mỹ”