- Lượt xem: 563

Xu hướng kinh doanh hiện nay đó là mở các chuỗi cửa hàng bán lẻ nhằm gia tăng lợi nhuận, xác định và thu hút đối tượng khách hàng. Tuy nhiên các nhà kinh doanh lại gặp phải nhiều vấn đề khi quản lý các cửa hàng bán lẻ này.

Trên thế giới, các nhà kinh doanh bán lẻ luôn có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh thành các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Với các chiến lược kinh doanh hiệu quả và hợp lý, họ đảm bảo sự ổn định và thành công trên cả chuỗi bán lẻ.

Tuy nhiên tại Việt Nam, câu chuyện kinh doanh bán lẻ theo chuỗi lại không suôn sẻ như vậy. Hầu hết việc kinh doanh các nhà bán lẻ thường khá hiệu quả và phất lên nhanh chóng ở cửa hàng đầu tiên. Dù là cửa hàng tạp hóa, thời trang, dược phẩm đến hay quán café, nhà hàng… đều kinh doanh có lãi.

Cho đến khi các nhà bán lẻ mở đến cửa hàng thứ 2, 3… thì các cửa hàng này bắt đầu kinh doanh thiếu hiệu quả hơn trước. Có thể thấy rõ là doanh số của những cửa hàng mở sau thường rất khiêm tốn so với các cửa hàng đầu tiên.

Khi số lượng cửa hàng trong chuỗi bán lẻ tăng lên, tổng doanh thu tăng theo, các chủ cửa hàng đàm phán dễ dàng hơn với nhà cung cấp về số lượng và giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, khi họ nhập hàng với giá rẻ hơn thì các nhà bán lẻ bắt đầu mất kiểm soát chính cửa hàng do mình mở ra. Vấn đề thực sự không nằm ở khả năng buôn bán của các nhà bán lẻ mà ở kỹ năng quản lý bán hàng của họ.

Tại Việt Nam, 90% các điểm bán lẻ là các cửa hàng quy mô hộ gia đình và được mở khắp nơi không có kế hoạch. Hầu hết các cửa hàng này được mở tình trạng tự phát, thiếu chiến lược và kế hoạch bài bản ngay từ đầu. Cho nên khi quy mô cửa hàng càng mở rộng thì các chủ cửa hàng lại càng vất vả và hỗn loạn, dẫn tới tình trạng mất kiểm soát.

Vấn đề này không hề hiếm gặp, vì vậy hãy cùng tìm giải pháp hợp lý nhất vì sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

  1. Quản lý tài chính chuỗi cửa hàng

Chủ cửa hàng cần quản lý được các chỉ số về tài chính căn bản. Bộ chỉ số thứ nhất về Lãi lỗ: các chỉ số này bao gồm: doanh số, giá vốn hàng bán (số tiền mà các chủ cửa hàng trả các nhà cung cấp), lãi gộp, chi phí cửa hàng, lãi gộp trên doanh số, lãi ròng trên doanh số…  Chỉ số này cần được tính cho cửa hàng và từng ngành hàng khác nhau.

Bộ chỉ số thứ hai là về tài sản – hiệu quả đầu tư: Một vài chỉ số đơn giản để quản lý cửa hàng như: tồn kho, các khoản công nợ với khách hàng, tài sản cố định đầu tư vào cửa hàng, các công cụ, dụng cụ dùng trong cửa hàng, tổng tài sản đầu tư, chỉ số tổng doanh số trên tài sản (1 đồng tài sản tạo ra mấy đồng doanh số)…

Bộ chỉ số thứ 3 là về dòng tiền: các chủ cửa hàng cần nắm được dòng tiền vào và dòng tiền ra, tránh rơi vào tình huống dòng tiền không ổn định, dẫn tới lúc chưa cần thì có tiền, lúc cần tiền lại không có.

Để kiểm soát được các chỉ số trên, các chủ cửa hàng nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Chỉ với một vài thao tác đơn giản và dễ nhớ, người chủ có thể kiểm soát được tình hình kinh doanh của chuỗi các cửa hàng bán lẻ. Từ những kết quả đó nhà quản lý sẽ đưa ra những phân tích, nhận định và thay đổi trong kế hoạch kinh doanh để phù hợp với từng thời điểm và nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của chuỗi cửa hàng.

  1. Quản lý nhân viên bán hàng

Nhà bán lẻ gặp khá nhiều trở ngại khi quản lý nhân viên bán hàng của chuỗi cửa hàng. Đầu tiên là trở ngại về khoảng cách địa lý giữa các cửa hàng. Thứ hai là không phải lúc nào người quản lý cũng có mặt tại tất cả cửa hàng để quản lý từng nhân viên của mình. Vì vậy, nhiều nhà bán lẻ thậm chí tin tưởng hoàn toàn vào đạo đức của nhân viên và phó mặc cửa hàng cho nhân viên. Không ít chủ cửa hàng bán lẻ đã chịu thất thoát lớn khi chính nhân viên bán hàng của họ không trung thực trong công việc.

Nhờ có phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, các chủ cửa hàng có thể dễ dàng quản lý được năng suất bán hàng của nhân viên, giám sát được mọi hoạt động liên quan đến bán hàng của nhân viên. Họ chỉ cần ngồi tại bàn máy tính hoặc qua smartphone, mở phần mềm quản lý bán hàng để kiểm tra mà không cần tốn thời gian đến tận cửa hàng.

Trong phần mềm quản lý bán hàng, các số liệu sẽ được thay đổi nếu có các đơn hàng hay kho hàng được tạo. Nhờ đó nhà quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đang làm gì, các hóa đơn từng nhân viên tạo ra. Với sự kiểm soát gắt gao như vậy, nhân viên bán hàng sẽ tự nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công việc.

  1. Kiểm soát kho hàng

Việc luân chuyển hàng hoá giữa các cửa hàng bán lẻ và kiểm tra hàng hoá giữa các điểm bán hàng là khâu tốn kém và mất nhiều thời gian nhất. Nếu chủ chuỗi bán lẻ không kiểm soát kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng đến đơn hàng và chất lượng phục vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của chuỗi.

Phần mềm quản lý bán hàng giúp cho nhà bán lẻ và nhân viên bán hàng kiểm soát chính xác và kịp thời số lượng hàng hoá ở các địa điểm. Từ đó việc luân chuyển hàng hoá giữa các cửa hàng diễn ra trơn tru hơn, tránh xảy ra rắc rối, rủi ro.

  1. Chăm sóc khách hàng

Trong quản lý kinh doanh bán lẻ, ít người quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng. Chẳng có mấy người quan tâm đến các chương trình chăm sóc và tri ân khách hàng. Có thể lý do đến từ thói quen cũ, hoặc cũng có thể do các nhà bán lẻ không biết thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào cho hợp lý và dễ dàng. Đặc biệt với số lượng khách hàng lớn của cả chuỗi cửa hàng, các nhà bán lẻ càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Ai cũng tâm niệm rằng “khách hàng là thượng đế”. Thế nhưng khi khách hàng đến cửa hàng, không ai nắm được những thông tin như họ hay đến vào lúc nào, họ lựa chọn hàng hóa như thế nào, yếu tố nào khiến họ quyết định chọn cửa hàng của chúng ta chứ không phải nơi khác,…

Nhà bán lẻ còn thiếu quan tâm tới trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Họ có hài lòng với phong thái và cách làm việc của nhân viên bán hàng không? Họ có hài lòng về sản phẩm hay không? Làm thế nào để biết được họ hài lòng hay không? Nếu bạn là một nhà bán lẻ mà không thể  trả lời được các câu hỏi đó, thì cửa hàng của bạn sẽ chỉ là “nơi khách hàng đến mua”. Khách hàng sẽ không muốn quay lại và cửa hàng bán lẻ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng ế ẩm.

Chăm sóc khách hàng sau bán hàng đóng vai trò rất quan trọng. Dựa trên số liệu thu thập được trên phần mềm quản lý bán hàng, nhà bán lẻ có thể dễ dàng kiểm soát doanh số từng khách hàng cũng như thông tin của họ. Trên thực tế khi nhà bán lẻ phát triển thành mô hình chuỗi cửa hàng, việc lựa chọn công cụ quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ quyết định đến sự thành bại của chuỗi cửa hàng đó.

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu, ngay tại đây.