Kết quả bầu cử giữa kỳ vẫn còn chưa hết nóng trên các mặt báo; tưởng chừng tình hình sẽ ổn định cho đến khi Lưỡng viện chính thức hoạt động. Tuy nhiên, Trump lại đưa ra một động thái gây bất ngờ cho nước Mỹ. Đó là hành động sa thải Bộ trưởng Tư pháp ngay sau bầu cử giữa kỳ. Điều đó làm dấy lên phản đối của phe Dân chủ. Trump và Đảng Dân chủ bắt đầu có những động thái chính trị đầu tiên hậu bầu cử giữa kỳ.
Sa thải Bộ trưởng Tư pháp, thông báo ngay lên Twitter
Những người đã quá quen với cách làm việc của Trump sẽ không ngạc nhiên gì với kiểu cập nhật tình hình chính trị lên Twitter cá nhân. Ngay sau bầu cử giữa kỳ, một dòng Tweet của ông Trump thu hút sự quan tâm của nhiều người: “Chúng tôi cảm ơn Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì sự phục vụ của ông và chúc ông sức khỏe”.
Theo đó, Bộ trưởng Tư pháp là Jeff Sessions đã phải từ chức sau chỉ thị của Trump. Trong đơn xin từ chức của mình, Sessions cũng không quên ‘mỉa mai’ bằng việc ghi lý do viết đơn:”Theo yêu cầu của tổng thống, tôi đệ đơn từ chức”. Dễ thấy, việc Trump sa thải Jeff Sessions nhiều khả năng liên quan đến cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Trước đó, căng thẳng giữa Tổng thống Trump và Bộ Trưởng Tư pháp Jessions đã được nhiều người quan tâm. Việc kết tội hai cựu thân tín với Trump vào tháng 8 vừa qua của Sessions cũng có thể là yếu tố dẫn đến việc ông bị sa thải.
Được biết, việc sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions là động thái đầu tiên của Trump trong việc tái định hình lại bộ máy của mình; làm tiền đề để chuẩn bị tranh cử cho chức Tổng thống năm 2020. Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump chỉ định Matthew Whitaker; Chánh văn phòng Tư pháp, làm Quyền Bộ trưởng Tư pháp; đảm nhiệm các công việc của Sessions.
Xem thêm: Làm chính trị bằng Twitter như Donald Trump, tại sao không?
Đảng Dân chủ lên tiếng phản đối
Động thái này của Trump tất nhiên không thể khiến Đảng Dân chủ ngồi yên. Việc sa thải Bộ trưởng Sessions có thể dẫn đến nguy cơ đưa cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ bị rơi vào quên lãng. Vì vậy, phía Đảng Dân chủ liên tiếp đưa ra các ý khiến phản đối.
Các nghị sĩ Đảng Dân chủ đã tổ chức phiên họp nhằm thảo luận về vấn đề này. Phía Đảng Dân chủ cũng yêu cầu phiên điều trần khẩn cấp tại Hạ viện vì nghi ngờ ‘âm mưu’ trong quyết định của Trump. Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Jerrold Nadler; đảng Dân chủ; cho rằng: “Các hành động của Tổng thống đẩy đất nước vào tình trạng nguy hiểm. Bằng việc buộc Bộ trưởng Tư pháp thôi việc; Tổng thống Trump đang thách thức luật pháp.”
Đồng thời, một nhân vật: Robert Mueller cũng sẽ được sự bảo vệ từ phía Đảng Dân chủ. Bởi người này trực tiếp theo dõi cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ và nắm giữ các thông tin quan trọng. Các nghị sĩ đảng Dân chủ sẽ đưa ra dự luật yêu cầu Mueller tiếp nhận cuộc điều tra dang dở; dự kiến sẽ được quốc hội xem xét vào cuối năm nay.
Trước việc đưa Whitaker nắm quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ của Trump; Đảng Dân chủ lên tiếng phản đối gay gắt. Lý do bởi Whitaker sẽ chịu trách nhiệm giám sát cuộc điều tra của Mueller. Đáng chú ý là Whitaker từng chỉ trích vượt quá quyền hạn; đồng thời ông này cũng đề xuất thu nhỏ quy mô cuộc điều tra. Đảng Dân chủ muốn cuộc điều tra và các tài liệu liên quan được toàn vẹn.
Đánh giá tình hình Mỹ hậu bầu cử
Dĩ nhiên Trump sẽ không để yên cho Đảng Dân chủ. Thậm chí, còn đe dọa sẽ kiện ngược trở lại. Dễ thấy, động thái trên của Trump sẽ còn tiếp diễn. Và phe Dân chủ nhất định sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động nào. Như vậy, cùng với chiến thắng của phe Dân chủ tại Hạ viện; chính trường Mỹ sắp tới nhất định sẽ có nhiều cuộc tranh cãi từ cả hai phía. Hay hiểu theo cách khác; nó giống như một cuộc chiến ngầm giữa hai phe. Trong cuộc chiến đó; vũ khí là những cuộc đua chính trị một mất một còn.
Chính trường Mỹ nhiều biến động; sẽ kéo theo những lĩnh vực khác có khả năng liên đới; đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn còn tiếp diễn. Dự kiến hậu bầu cử giữa kỳ sẽ ít có thay đổi. Tuy nhiên, với việc nắm giữ Hạ viện của Đảng Dân chủ, ai mà biết sắp tới sẽ có tình huống gì diễn ra?
Là một quốc gia có mối quan hệ với Mỹ về nhiều khía cạnh; đặc biệt là kinh tế; Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm và theo dõi dến những biến động chính trị của Mỹ. Từ đó, đưa ra các đối sách phù hợp. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp cũng cần cải tiến mình bằng những chiến lược và những công cụ tiện ích như: phần mềm quản lý bán hàng,… để đẩy mạnh thương mại điện tử; ít chịu tác động bởi chính trị so với thương mại truyền thống.
Có thể thấy, tình hình Mỹ sắp tới sẽ còn nhiều biến động và bất ổn. Hãy chia sẻ với chúng tôi những quan điểm và đánh giá của bạn về tình hình chính trị Mỹ trong thời gian sắp tới nhé.