Dù mới là những trận đầu tiên của vòng bảng, AFF Cup 2018 đã cho thấy sức nóng của mình với số lượng cổ động viên trải khắp khán đài sân vận động Lào trong trận giữa Việt Nam – Lào ngày 08/11/2018. Ngay sau đó là cơn sốt săn vé AFF CUP 2018 cho trận Việt Nam – Malaysia và Việt Nam – Myanmar.
Những vui buồn chuyện săn vé cũng là một cơ hội cho những người kinh doanh tranh thủ nhìn lại con đường kinh doanh hiệu quả.
Nhà kinh doanh cần học từ câu chuyện săn vé AFF Cup 2018?
Sản phẩm là cốt lõi
Thật không có gì ngạc nhiên khi cổ động viên săn vé AFF CUP 2018 bằng mọi cách khi mà những chàng trai áo số đã làm nên một U23 Việt Nam vang dội trước đó. Những “sản phẩm” đó là cả một quá trình đầu tư dài hạn về cả vật chất và rèn luyện. Bùi Tiến Dũng vững chãi, Quang Hải với bàn chân trái “ma thuật”, một tập thể với sự đoàn kết – yêu thương – kỉ cương – trách nhiệm…;
Tất cả đã làm nên một thương hiệu đủ mạnh để khi mùa event mở ra, khách hàng cứ tự nhiên xếp hàng dài để “có được sản phẩm”. Cầu vượt cung như câu chuyện săn vé AFF Cup 2018 là ước mơ của tất cả những người kinh doanh.
Không thể thiếu Marketing
Dù sản phẩm của mùa giải AFF Cup 2018 quá là hoàn hảo đối với thị trường bóng đá, không thể kể đến những chiến thuật marketing ngầm của những “nhà sản xuất”. Sau cơn sốt U23 Việt Nam và Asiad, những chiến binh có cơ hội xuất hiện phổ biến trên các trang mạng xã hội.
Dù không phải chủ đích đầu tư nhiều nhưng viral marketing của dàn sao cầu thủ này là mơ ước của bao nhiêu thương hiệu. Từ quảng cáo Shoppe, Youtube đến các hội nhóm Facebook, cứ có gì liên quan đến các cầu thủ là có cơ hội “ngoi lên”. Các cầu thủ cũng tương tác tốt trên mạng xã hội với những đoạn trò chuyện ngắn với nhau hay video hài hước sau giờ tập.
Vì vậy mà dù đã một thời gian trôi qua, bóng đá Việt Nam thực sự đã trở thành thương hiệu chứ không chỉ là “cơn sốt nhất thời” mà nhiều người nhận định nhiều tháng về trước. Đó là lý do mà “khách hàng” cứ xếp hàng dài để săn vé AFF Cup 2018.
Bán hàng đa kênh theo nhu cầu khách hàng
Với lượng “khách hàng” săn vé AFF Cup 2018 tăng đột biến, ban tổ chức đã quyết định “bán hàng đa kênh”. Cụ thể, ở mùa giải này, VFF bán vé ở ba kênh phân phối: Bán vé qua mạng, bán qua công văn và bán trực tiếp ở sân như truyền thống. “Nhà kinh doanh” nhận thấy vấn đề “khách hàng” phải xếp hàng dài để chờ mua vé như các năm, cùng với đó là hiện tượng nhiều khách hàng không mua được vé do lịch làm việc trong tuần. Vì vậy, cùng với xu thế bán hàng đa kênh, ban tổ chức VFF Cup 2018 rất biết cách chiều lòng khách hàng với đấy chứ.
Những dịch vụ AFF Cup 2018 mà nhà kinh doanh cần tránh
Tuy nhiên, với lượng cầu quá lớn dù ban tổ chức đã lường trước được, những vấn đề xung quanh thương hiệu này cần được chú ý hơn nữa cho những mùa giải khác. Làm sao để bóng đá Việt Nam trở thành một thương hiệu đáng mong chờ ở tất cả các mùa giải, dù là giải lớn hay nhỏ. Và bóng đá Việt Nam không chỉ là những cầu thủ đã tạo nên danh tiếng, mà khi tung ra một dàn “sản phẩm mới”, nó vẫn có thể đứng vững trên “thị trường”. Điều này dường như còn khó khăn khi mà vẫn còn nhiều bất cập xung quanh câu chuyện săn vé AFF Cup 2018.
Cụ thể, những tồn đọng trong dịch vụ khách hàng AFF Cup 2018 có thể kể đến là:
- Vấn đề đội giá vé, giá vé thay đổi liên tục
- Dịch vụ khách hàng: Chuyện giá gửi xe chưa bao giờ cũ
- Quản lý kênh phân phối: Vé chợ đen chưa cập nhật công nghệ 4.0
- “Bán hàng đa kênh” chưa hiệu quả: Cổng bán online sập như trang tín chỉ, người người vẫn đội mưa chờ lấy vé
Những vấn đề trên tưởng như là nhỏ nhặt nhưng thật khó để khách hàng tiếp nhận nếu các mùa giải khác không thực sự có “sản phẩm tốt” như AFF Cup 2018. Trong kinh doanh hiện này, để có một sản phẩm mà cung vượt cầu mạnh mẽ như AFF Cup 2018 dường như là điều không thể. Vì vậy, những dịch vụ khách hàng xung quanh mới là thế mạnh doanh nghiệp có thể tạo ra để kinh doanh hiệu quả. Xem những phân tích cụ thể và giải pháp cho AFF Cup 2018 và kinh doanh hiệu quả tại đây.