- Lượt xem: 548

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vào kinh doanh cửa hàng là điều không thể thiếu. Hiện nay, nhiều cửa hàng cũng như doanh nghiệp đã áp dụng vào quá trình kinh doanh của mình? Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng vẫn thất bại trong việc áp dụng phần mềm quản lý. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thất bại đó nhé!

 

1. Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng không tốt

 

 

Việc sử dụng phần mềm là thường xuyên, liên tục. Đối với mô hình bán lẻ việc thay đổi quy mô, hàng hóa diễn ra liên tục nên quá trình sử dụng phần mềm thường sẽ xảy ra sự cố lớn hoặc nhỏ. Nếu không được hỗ trợ kịp thời và tư vấn theo quy trình chuẩn sẽ dẫn đến các chỉ số bị loạn, chủ cửa hàng sẽ khó theo dõi dẫn đến việc quyết định kinh doanh bị trì hoãn và không chính xác.

 

2. Thiếu sự trao đổi, đồng thuận giữa nhà cung cấp phần mềm với cửa hàng

 

Nhà cung cấp phần mềm không thể bán một phần mềm mà không hiểu được quy trình làm việc, đặc trưng quy mô và tính chất công việc của cửa hàng. Để có thể triển khai phần mềm hiệu quả, giữa nhà cung cấp phần mềm và chủ cửa hàng cần phải có sự thấu hiểu lẫn nhau. Một mặt để nhà cung cấp biết được những mặt hạn chế, khó khăn và đặc trưng của cửa hàng để thiết kế phần mềm phù hợp nhất.

 

Mặt khác, doanh nghiệp cũng hiểu được những tính năng cơ bản, có những yêu cầu chỉnh sửa hợp lý nhất với cửa hàng của mình. Nhiều cửa hàng trong quá trình triển khai phần mềm đã chủ quan trong công đoạn này, làm việc với nhà cung cấp một cách hời hợt khiến cho các tính năng của phần mềm không được tận dụng một cách tối đa.

 

Tham khảo: Mẹo bán hàng trên facebook đem lại doanh số khủng cho bạn

 

3. Nhân viên không hợp tác

 

 

Nhiều chủ cửa hàng vướng phải một vấn đề khá nghiêm trọng. Đó là khi muốn áp dụng phần mềm vào quản lý cửa hàng minh bạch, dễ dàng, thuận tiện nhưng nhân viên không chịu dùng hoặc dùng không thường xuyên, cố ý gây sai lệch báo cáo dẫn đến chủ cửa hàng không tin tưởng phần mềm rồi áp dụng phương pháp thủ công.

 

Để xử lý vấn đề nhạy cảm này cách đơn giản nhất là xây dựng hệ thống tuyển dụng nhân viên chuẩn từ đầu, tạo ra văn hóa cửa hàng trung thực tận tâm, có kế hoạch đào tạo hợp lý, môi trường làm việc chính sách hỗ trợ nhân viên tốt. Từ đó sẽ giúp nhân viên làm việc tận tụy và có tâm hơn, doanh số cửa hàng sẽ được đẩy lên.

 

Tìm hiểu sâu hơn, ta có thể thấy một số vấn đề, nguy cơ tiềm ẩn trong cửa hàng: nhân viên quen với việc dùng thủ công; bị ràng buộc với phần mềm, mất nhiều thời gian học hỏi mà không được gì; hay nghiêm trọng hơn là nhân viên đang gian lận, việc sử dụng phần mềm sẽ làm chủ cửa hàng biết được.

 

4. Không có hiểu biết về công dụng và tính năng của phần mềm

 

Nếu bạn triển khai phần mềm vì thấy cửa hàng khác thành công, triển khai vì phong trào, bạn sẽ thất bại. Cửa hàng chỉ có thể triển khai phần mềm quản lý thành công khi bạn hiểu rõ được những công dụng và tính năng của phần mềm đó.

 

 

Bạn sẽ xác định được rằng phần mềm này có phù hợp với quy trình làm việc của cửa hàng của mình hay không, có mang lại chất lượng tối đa trong quá trình làm việc hay không, có giải quyết được những vấn đề mà cửa hàng mình đang gặp phải hay không. Thiếu đi sự hiểu biết về công dụng của phần mềm, bạn không nên đánh liều triển khai, bởi nó sẽ làm mất đi thời gian, tiền bạc và công sức của doanh nghiệp.

 

5. Chọn phần mềm quản lý không đúng mô hình

 

Nhiều người dùng sử dụng phần mềm theo xu hướng muốn làm cho chuyên nghiệp nhưng không tìm hiểu trước và không hiểu rõ nhu cầu của chính mình khi muốn áp dụng vào cửa hàng.

 

Việc này khá phổ biến đối với các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là các cửa hàng quy mô nhỏ. Việc này dẫn đến hệ quả chủ cửa hàng sẽ không tìm được phần mềm ưng ý hoặc mua được một phần mềm rất nhiều tính năng nhưng không biết bắt đầu từ đâu, không tập trung vào nhu cầu chính mà dàn trải nhiều dẫn đến phần mềm quá khó sử dụng.

 

6. Không được tư vấn cẩn thận

 

 

Đối với một phần mềm mới mua, khách hàng sẽ không biết bắt đầu từ đâu, không biết phân quyền hệ thống như thế nào cho hiệu quả. Điều này dẫn đến không có bộ phận chuyên trách xử lý từng công việc, từ đó phần mềm sẽ bị rối loạn chỉ số dẫn đến khó theo dõi. Nguyên nhân chính là khách hàng không được tư vấn cẩn thận về quy trình vận hành từ chuyên viên tư vấn.

 

Phần mềm có chức năng phân quyền cho người dùng theo từng bộ phận như bán hàng, nhập hàng, quản lý,… nên bộ phận nào cũng chỉ làm đúng nhiệm vụ của mình chứ không làm sang nhiệm vụ của bộ phận khác.

 

Ví dụ như: trong việc quản lý kho, nhân viên quản lý của kho được phân quyền xem được tình trạng hàng hóa ở kho kia, theo đó dễ dàng biết được kho hàng mình quản lý đang thừa thiếu những mặt hàng gì và các kho khác còn những mặt hàng gì để đưa ra những đề xuất chuyển kho tránh ảnh hưởng đến công tác bán hàng do thiếu hàng hóa.

 

Với những lí do thất bại trong việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng mà bài viết chia sẻ, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn áp dụng phần mềm quản lý bán hàng thành công!

 

Xem thêm: Mẹo quản lý quán cà phê cực kỳ hữu ích cho năm 2019