- Lượt xem: 629

Kinh doanh homestay là mô hình lưu trú rất thú vị dành cho khách du lịch. Những trải nghiệm mang lại rất khác so với khi bạn ở khách sạn. Hãy cùng xem tiềm năng khi kinh doanh homestay ở Việt Nam.

Xem thêm:

Để kinh doanh homestay online hiệu quả, hãy tham khảo các kinh nghiệm sau

Lập kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả chỉ với 3 bước

Trở thành ông chủ kinh doanh homestay không khó (P2)

1. Phân tích tiềm năng khi kinh doanh homestay ở Việt Nam

Việt Nam là một trong số cá quốc gia có dịch vụ du lịch phát triển mạnh với nhiều danh lam thắng cảnh, các kỳ quan đẹp được thiên nhiên ban tặng. Đi cùng với đó là các nét văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao. Bởi vậy nên ngành du lịch của Việt Nam thu hút được số lượng lớn du khách hàng năm. Đồng thời phân khúc cho thuê phòng trọ, nhà nghỉ theo mô hình homestay phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Homestay chính là là loại hình cho thuê nhà nghỉ theo hình thức khách du lịch sống trực tiếp với người dân bản địa khu vực du lịch đó. Những năm trở lại đây, mô hình homestay đang cực kỳ phát triển ở Việt Nam và được coi là một hướng đi mới có nhiều tiềm năng cho các hộ gia đình, nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch.

Những năm trở lại đây, mô hình homestay đang cực kỳ phát triển (Ảnh minh họa)
Những năm trở lại đây, mô hình homestay đang cực kỳ phát triển (Ảnh minh họa)

Khi sử dụng mô hình homestay, khách du lịch có cơ hội được cùng ăn, cùng làm, cùng ở với gia đình người dân. Do đó, đây chính là hình thức lưu trú đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn, đặc biệt khi muốn trải nghiệm các nét văn hóa vùng miền, các món ăn độc đáo hay các phong tục, tập quán, con người bản địa.

2. Các thủ tục pháp lý cần thiết

Trước khi lập kế hoạch kinh doanh homestay, bạn cần phải tìm hiểu chi tiết về loại hình kinh doanh này. Đồng thời lưu ý một số yếu tố để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Điều cần chú ý nhất là các thủ tục pháp lý trong kinh doanh.

Đối với các mô hình kinh doanh homestay nhỏ quy mô khoảng 1 đến 2 phòng, các chủ homestay có thể  quản lý và tiến hành thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng. Tuy nhiên với các homestay quy mô có số lượng phòng lớn, bạn cần phải làm việc chuyên nghiệp hơn.

Để hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật thì cần hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Các giấy phép mà các chủ kinh doanh homestay cần chuẩn bị đầy đủ như như giấy đăng ký kinh doanh, giấy PCCC, an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh ẩm thực, nước uống có cồn…

 Để hoạt động kinh doanh an toàn thì cần hoàn tất các thủ tục pháp lý (Ảnh minh họa)
Để hoạt động kinh doanh an toàn thì cần hoàn tất các thủ tục pháp lý (Ảnh minh họa)

Ngoài thủ tục pháp lý thì bạn còn phải luôn không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc đào tạo nhân viên cũng phải được chú tâm. Các tính huống và cách ứng xử với khách hàng là điều quan trọng nhất mà bạn cần phải phổ cập rộng rãi.

3. Làm sao để kinh doanh homestay hiệu quả?

Để hoạt động kinh doanh homestay hiệu quả, chắc chắn không thể thiếu công tác quảng bá, tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Việc đầu tiên bạn cần làm là xây dựng “linh hồn” cho mô hình kinh doanh của mình. Đấy là đặc điểm rất riêng mà khi nhắc đến homestay, người ta sẽ nghĩ ngay đến bạn.

Việc tận dụng lợi thế của các kênh trực tuyến, website, mạng xã hội…là rất cần thiết để có thể đẩy mạnh quá trình tiếp thị. Bên cạnh đó, cần biết cách xây dựng các chương trình khuyến mãi phù hợp thu hút thật nhiều khách hàng.

Để hoạt động kinh doanh homestay hiệu quả, chắc chắn không thể thiếu công tác quảng bá (Ảnh minh họa)
Để hoạt động kinh doanh homestay hiệu quả, chắc chắn không thể thiếu công tác quảng bá (Ảnh minh họa)

Hy vọng rằng, những ai đang có ý định dấn thân vào hình thức kinh doanh homestay sẽ biết cách nhận định và đánh giá tiềm năng một cách chính xác. Một bản kế hoạch chi tiết là cần thiết để có thể kinh doanh mô hình này thành công.


Chia sẻ: