- Lượt xem: 766

Tôi cam đoan với các bạn rằng hiện tại đi đến 10 cửa hàng quần áo thì có đến 8,9 cửa hàng dùng mã vạch cho việc quản lý hàng hóa. Cửa hàng quần áo là một ví dụ nhỏ nhất cho việc sử dụng mã vạch sản phẩm. Ai cũng có thể biết đến mã vạch nhưng liệu bạn đã biết được chúng bắt nguồn từ đâu và sử dụng ra làm sao hay chưa? Cùng xem nhé!

Xem thêm:

Thanh toán chuyên nghiệp bằng mã SKU cho các shop thời trang

Những tiện ích của phần mềm quản lý bán hàng đơn giản với các nhà kinh doanh bán lẻ

Giải Pháp Tránh Thất Thoát Hàng Hóa Trong Quản Lý Tồn Kho

Mã vạch là gì?

Mã vạch sản phẩm là một cách thể hiện thông tin được in trên sản phẩm. Loại mã đầu tiên dựa vào bề rộng của các vạch song song cùng các khoảng trắng để lưu trữ dữ liệu hàng hóa. Tuy nhiên, để phù hợp với thời đại công nghệ và bảo mật cao hơn; mã vạch sản phẩm ngày nay được sáng tạo và in theo nhiều quy tắc khác nhau.

sử dụng mã
Mã vạch là gì?

Đi kèm với mã vạch là các loại máy dùng để quét hay còn gọi là đọc mã vạch. Loại máy này thường liên kết với các phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt để đọc nội dung mã và cho biết thông tin sản phẩm tương ứng.

Mã vạch ra đời như thế nào?

Ý tưởng về mã vạch được phát triển lần đầu tiên từ năm 1948 bởi 2 sinh viên trường đại học tổng hợp Drexel. Ý tưởng được bắt nguồn từ mong muốn của một chủ tịch công ty kinh doanh đồ ăn. Ông ấy muốn có một phương pháp nào đó để tự động kiểm tra hàng hóa của mình.

Ý tưởng đầu tiên là sử dựng các vạch đen thẳng đứng song song nhau; sau đó dạng mã vạch sản phẩm với các vòng tròn đồng tâm được sử dụng. Mã vạch được công nhận bằng sáng chế tại Mỹ vào năm 1952 trong công trình “Thiết bị và phương pháp phân loại”.

Thiết bị đọc mã vạch ngày nay chúng ta vẫn thấy cũng được nghiên cứu cùng thời điểm. Tuy nhiên phải sau đó một thời gian nó mới được nghiên cứu để phục vụ thực tiễn. Qua nhiều bước thử nghiệm, đến năm 1974, sản phẩm bán lẻ sử dụng đầu đọc mã vạch đã được bán ra tại siêu thị Marsh, Ohio.

Mục đích của mã vạch

Mã vạch sản phẩm sử dụng cho mục đích gì?
Mã vạch sử dụng cho mục đích gì?

Mã vạch sản phẩm được ứng dụng để đánh dấu những hàng hóa, đồ vật cần lưu trữ thông tin tương ứng để phân biệt, lưu trữ và xử lý bằng hệ thống máy tính. Khi mã vạch được phát minh, các công việc nhập liệu trở nên đơn giản chỉ bằng 1 phần 100. Thay vì gõ từng chuỗi dữ liệu lên máy tính, người nhập liệu chỉ cần một thao tác duy nhất đó là sử dụng máy quét lướt qua phần mã trên sản phẩm. Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức và chi phí. Tại các sân bay, cửa khẩu, hải quan nếu không sử dụng mã vạch chắc chắn hàng hóa sẽ tồn đọng không kiểm soát.

Các dữ liệu chứa trong mã vạch sản phẩm thay đổi tùy theo từng loại ứng dụng. Nhiều loại mã vạch chỉ chứa định danh sản phẩm; một số khác lại chứa toàn bộ thông tin sản phẩm trong đó.

Nếu con người chúng ta có chứng minh thư, hộ chiếu thì hàng hóa có mã vạch. Thông qua đó, có thể định danh chính xác nguồn gốc, xuất xứ, đặc tính, số lô;… tất cả về sản phẩm.

Top 10 loại mã vạch thường dùng

Mã vạch trên sản phẩm
Mã vạch trên sản phẩm

Mã vạch 1 chiều

Mã vạch một chiều hay còn được gọi là 1D. Mã được sử dụng với quy tắc thay đổi độ rộng và khoảng cách của các đường thẳng song song để phân biệt các hàng hóa khác nhau. Đây là loại mã vạch phổ biến nhất hiện nay.

Mã UPC

Mã UPC được dùng trong ngành hàng bán lẻ. Loại mã này được dùng bổ biến trên toàn thê giới đặc biệt là tại Mỹ, Anh, Úc, New Zealand. Mã được phê chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15420

Mã vạch 39

Còn được gọi với tên khác là mã số 3 của 9; là loại mã vạch sản phẩm sử dụng cho đa dạng ngành hàng và được gặp nhiều nhất trong ngành công nghiệp ô tô. Loại mã này sử dụng cả ký tự dạng chữ và dạng sỗ. Theo như tên gọi, loại mã vạch sản phẩm này chỉ có thể mã hóa được 39 ký tự. Tuy nhiên, sau khi được phát triển, số ký tự lưu trữ đã dần được tăng lên. Phê chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 16388.

Mã số mã vạch 93

Sử dụng trong ngành bán lẻ, sản xuất và xuất nhập khẩu; mã vạch 93 được sử dụng cho nhiệm vụ hậu cần bao gồm xác định hàng tồn kho. Tương tự mã vạch sản phẩm 39, loại mã này cũng được hỗ trợ đầy đủ về ASCII với sự cải tiến cao hơn. So với mã vạch 39. dòng mã vạch sản phẩm này cho phép bảo mật bổ sung; kích thước nhỏ gọn hơn, ngắn hơn khoảng 25%.

CODABAR

Mã vạch sản phẩm Codabar đã từng là một loại mã thông dụng trong ngành xuất nhập khẩu, y tế và giáo dục. Từng được sử dụng trong ngân hàng máu của Mỹ, cho thấy đây là loại mã được ứng dụng cao như thế nào. Dễ dàng sản xuất và in ấn là ưu điểm của Codabar. Đây là một loại mã vạch riêng biệt, có thể tự kiểm tra mã hóa lên đến 16 ký tự khác nhau.

Mã vạch GS1

Là loại mã vạch sản phẩm phổ biến trong ngành bán lẻ và y tế; GS1 được sử dụng để định danh các loại mã giảm giá sản phẩm hoặc các sản phẩm nhỏ dùng trong y tế. Chúng được ra mắt vào năm 2001 và bắt buộc sử dụng cho các phiếu giảm giá tại Mỹ. Nhỏ gọn là một ưu điểm của GS1.

Mã EAN

Cũng được sử dụng trong ngành bán lẻ. Chúng khá tương đồng với UPC dùng để  lưu thông tin sản phẩm của các nhãn hàng tiêu dùng đặc biệt là ở Châu Âu. Có hai loại mã vạch sản phẩm EAN, gồm 13 chữ số mặc định hoặc 8 chữ số.

Mã vạch 2 chiều

Mã vạch 2D
Mã vạch 2D

Còn được gọi là mã vạch 2D, tương tự như mã 1D nhưng chúng có thể đại diện định danh cho nhiều dữ liệu hơn trên một đơn vị diện tích. MÃ 2D là hình thức cải tiến của mã 1D và được sử dụng phổ biến hiện nay.

MÃ QR Codes

Mã vạch ma trận QR codes được dùng trong ngành tiếp thị quảng cáo, danh thiếp và các tạp chí. Tuy có ưu điểm là có khả năng chịu lỗi cao, đọc nhanh, miễn phí và kích thước linh hoạt nhưng chúng không thể quét bằng máy quét laze. Có 4 chế độ của dữ liệu được lưu bao gồm số, chữ số, nhị phân và chữ Kanji.

Mã vạch DATAMATRIX

Sử dụng cho ngành hàng điện tử, bán lẻ các mặt hàng nhỏ và các văn bản. Chúng là loại mã vạch sản phẩm phổ biến cho các linh kiện điện tử. Ưu điểm tương tự như mã QR codes là đọc nhanh và chịu lỗi cao.

Mã vạch PDF417

Đây là loại mã vạch 2D sử dụng trọng lưu trữ số lượng dữ liệu lớn như số, đồ họa, chữ ký, vân tay, ảnh,… Dung lượng lưu trữ có thể lên đến 1,1 kilobytes nên đây là một trong những loại mã vạch sản phẩm mạnh mẽ nhất. Đặc biệt là chúng được sử dụng hoàn toàn miễn phí.

AZTEC

Ngành giao thông vận tải sử dụng mã vạch sản phẩm AZTEC rất phổ biến, ví dụ điển hình là vé máy bay. Ưu điểm là có thể giải mã dù chất lượng in không tốt và có thể giải mã ngay trên điện thoại. So với các dòng mã 2D khác, loại mã ít được sử dụng hơn mặc dù chũng chiếm không gian khá ít.

 

Mã số mã vạch các quốc gia trên thế giới

Sau đây là mã vạch sản phẩm dùng để phân biệt quốc gia của một số dòng sản phẩm phổ biến.

Mã vạch định danh sản phẩm thuộc quốc gia nào
Mã vạch định danh sản phẩm thuộc quốc gia nào
Quốc gia
000 – 019 GS1

030 – 039 GS1

050 – 059

060 – 139 GS1

300 – 379 GS1

400 – 440 GS1

450 – 459 và 490 – 499 GS1

690 – 695 GS1

760 – 769 GS1

880 GS1

885 GS1

893 GS1

930 – 939 GS1

Mỹ (United States) USA

Mỹ (United States)

Coupons

Mỹ (United States)

Pháp (France)

Đức (Germany)

Nhật Bản

Trung Quốc

Thụy Sĩ

Hàn Quốc

Thái Lan (Thailand)

Việt Nam

Úc (Australia)

 

Hy vọng với những kiến thức về mã vạch sản phẩm này, các bạn đã có những nhận định rõ nét hơn về tầm quan trọng của mã vạch; không chỉ là để bán quần áo. Những thông tin sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lựa chọn loại mã vạch phù hợp nhất cho từng nhu cầu.


Chia sẻ: