- Lượt xem: 840

Sắp tới đây, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực. Nhìn lại chặng đường đi từ TPP đến CPTPP; có thể thấy con đường đó quả thực không dễ dàng gì. CPTPP đã tưởng chừng như không thể ra đời; nhưng bằng nỗ lực của các quốc gia; CPTPP chuẩn bị bước vào có hiệu lực. Vậy CPTPP có gì khác và khác biệt hơn so với TPP? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về 2 Hiệp định này.

 

CPTPP đã có nhiều điểm thay đổi nhằm phù hợp với tình hình các quốc gia thành viên hơn TPP
CPTPP đã có nhiều điểm thay đổi nhằm phù hợp với tình hình các quốc gia thành viên hơn TPP

 

 


Thay đổi tên gọi

TPP có tên đầy đủ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút ra khỏi TPP, các nước còn lại tạm đặt là TPP-11. Về sau; được sự thống nhất đến từ các quốc gia thành viên; Hiệp định mới này đã chuyển sang thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tên gọi đã được thay đổi nhằm phản ánh đúng mục tiêu của CPTPP
Tên gọi đã được thay đổi nhằm phản ánh đúng mục tiêu của CPTPP

Việc thêm hai yếu tố “Toàn diện’ và “Tiến bộ” đã nhận được sự thống nhất cuối cùng. Trước đó; vấn đề tên gọi đã được 11 quốc gia bàn bạc và thảo luận sau nhiều vòng đàm phán. Sự bổ sung vào tên gọi lần này; không chỉ thể hiện tính đồng thuận cao trong các nước tham gia đàm phán; mà nó còn khẳng định tầm vóc lớn láo và ý nghĩa trọn vẹn của CPTPP. Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ toàn diện và bao quát trên tất cả các lĩnh vực.

Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đưa ra đánh giá rằng; “Đây là hiệp định rất toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực không chỉ về thương mại mà còn đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều vấn đề, nguyên tắc khác. Về bản chất là cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã được ký kết trước đây.”

 


Thay đổi về cơ cấu thành viên

Ngay sau khi Mỹ rút ra khỏi Hiệp định TPP; GDP và tổng kim ngạch toàn cầu của khối giảm đáng kể. Tuy nhiên, số lượng các thành viên tham gia CPTPP vẫn tương đối lớn; bao gồm 11 quốc gia: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Số lượng thành viên còn có thể gia tăng theo thời gian.

 

Cơ cấu thành viên từ 12 giảm xuống còn 11 quốc gia tham gia CPTPP
Cơ cấu thành viên từ 12 giảm xuống còn 11 quốc gia tham gia CPTPP

Đối với Việt Nam; mặc dù Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định TPP; nhưng tại CPTPP vẫn ghi nhận những thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt như: Nhật Bản, Canada, Mexico,… Vì vậy, Việt Nam vẫn sẽ tìm được nhiều nguồn lợi to lớn khi tham gia vào Hiệp định CPTPP này.

Mặt khác, các quốc gia tham gia đàm phán đều phần nào trông chờ vào kết cục Mỹ sẽ quay lại tham gia vào Hiệp định. Trước sức ép từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; phần nào sẽ khiến Mỹ buộc phải suy nghĩ đến việc tham gia vào CPTPP. Trong hoàn cảnh Trung Quốc đang thâu tóm nhiều Hiệp định kinh tế quan trọng tại khu vực châu Á; Mỹ nếu không có động thái gì tại khu vực này sẽ dẫn đến sự bành trướng ngày càng lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại.


Thay đổi về hiệu lực

Quy định cũ của TPP yêu cầu, nếu muốn Hiệp định có hiệu lực thì tổng GDP của các nước triển khai phải bằng được 85% GDP của tổng 12 nước đã ký kết từ năm 2013. Tuy nhiên, khi Mỹ đã rút ra khỏi Hiệp định, thì buộc phải có những thay thế phù hợp để thuận lợi cho việc ký kết CPTPP. Như vậy, chỉ cần 6/6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn Hiệp định này; thì chỉ sau 60 ngày kể từ ngày ký; Hiệp định sẽ có hiệu lực.=ư

CPTPP có hiệu lực chỉ sau 60 ngày kể từ ngày 6/6 quốc gia ký phê chuẩn
CPTPP có hiệu lực chỉ sau 60 ngày kể từ ngày 6/6 quốc gia ký phê chuẩn

CPTPP có hiệu lực chỉ sau 60 ngày kể từ ngày 6/6 quốc gia ký phê chuẩn

Việc thay đổi quy định này tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đưa CPTPP đi vào hiệu lực chính thức. Điều này cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia khác muốn gia nhập vào CPTPP. Ngoài ra, quy trình về rút lui, gia nhập, rà soát cũng được bổ sung thêm để tạo điều kiện hết sức cho những thành viên mới muốn tham gia. Việc tạo ra tính linh hoạt cho CPTPP cũng là hết sức cần thiết.

 

Thay đổi về nội dung

Thời gian Mỹ còn nằm trong Hiệp định TPP; nước này đã đưa ra rất nhiều điều luật khắt khe về vấn đề sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, CPTPP đã có những điều chỉnh phù hợp hơn. Sẽ có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với nội dung của Hiệp định TPP trước đây. Riêng trong số đó đã có đến 11/20 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của người sở hữu sáng chế. CPTPP theo đó cũng sẽ hoãn việc yêu cầu các nước thành viên có những sửa đổi về pháp luật và thể chế; nhằm phù hợp với quy định mới. Như vậy, đối với quốc gia như Việt Nam; chúng ta sẽ ‘dễ thở’ hơn khi có thêm một khoảng thời gian nữa; để điều chỉnh thế chế và các quy định pháp luật phù hợp với định hướng của Hiệp định.

CPTPP cũng quyết định tạm hoãn việc quy định về gia hạn thêm thời hạn bản quyền. Điều này chỉ được chấp nhận trong những trường hợp do sự chậm trễ cuả cơ quan chuyên môn.Ngoài ra, cũng có những trì hoãn bất hợp lý trong việc cấp bản quyền, hay cấp phép nhập khẩu một loại dược phẩm nào đó vào các nước thành viên,…

Kết luận

Ngoài những chủ đề quen thuộc trong các Hiệp định thương mại như: Hàng rào thuế quan, thương mại, đầu tư. Thì những vấn đề mới khác cũng là mối quan tâm trong CPTPP như: vấn đề môi trường, vấn đề lao động, vấn đề thương mại điện tử. Dù là TPP hay CPTPP; là một doanh nghiệp; bạn vẫn nên có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng; cả về chiến lược lẫn công cụ như các phần mềm quản lý bán hàng,… Như vậy, kể cả trng tương lai CPTPP chưa chắc sẽ hoạt động dựa trên định hướng ban đầu. Do vậy, bạn hãy cùng chúng tôi theo sát những sự kiện liên quan đến CPTPP; để có những dự đoán khách quan và chuẩn xác nhất nhé.


Chia sẻ: