Mặc dù cái tên Trần Anh đã chính thức bị xoá sổ khỏi bàn đồ điện máy Việt Nam. Tuy nhiên trong vòng gần 20 năm hoạt động của mình, Trần Anh luôn được xem là một tên tuổi lớn trong ngành điện tử – điện máy ở Việt Nam, nhất là ở khu vực phía Bắc.Nhìn lại sự phát triển của Trần Anh có thể thấy Ban lãnh đạo của công ty có những bước ngoặt tạo dựng sự phát triển và đưa ra những hướng đi phù hợp trong mỗi một hoàn cảnh. Trong quá trình đó, không phải lúc nào cũng suôn sẻ nhưng thành quả đạt được luôn mang lại ấn tượng và in đậm dấu ấn của Chủ tịch công ty ông Trần Xuân Kiên.
Dấn thân vào thương trường
Tốt nghiệp viện Ngân hàng- Tài chính của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1995. Trần Xuân Kiên chân ướt chân ráo bước vào con đường lập nghiệp và ông đã khỏi đầu công việc đầu tiên ở Công ty Coats Tootal Hà Nội với vị trí thủ kho; trước khi trở thành trợ lý giám đốc của một công ty khác rồi cuối cùng là thời gian trên cương vị trường phòng kinh doanh phân phối của CMS công ty phân phối lớn máy tính lớn thứ 2 Việt Nam lúc bấy giờ.
Những công việc dường như không gắn liền với ngành học đã được đào tạo tuy nhiên đã cho ông những kinh nghiệm quý báu để bước vào thương trường sau này. Năm 2002, với những kinh nghiệm tích luỹ được trong 7 năm làm việc, đặc biệt trong thời gian làm ở CMS, Trần Xuân Kiên đã quyết định đứng ra thành lập một doanh nghiệp riêng.
Bắt đầu từ một cửa hàng buôn bán máy tính và các linh kiện điện tử, Trần Anh đã dần dần chiếm được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường khá sơ khai và hỗn loạn ở Hà Nội bấy giờ.
Nhìn thấy cơ hội của thị trường điện tử.
Trong thời điển đó máy tính vẫn còn là mặt hàng công nghệ có phần “xa xỉ” ở Việt Nam. Khách hàng đi mua máy tính ở Hà Nội thời đó thường tìm đến phố máy tính Lý Nam Đế, và mua bán theo kiểu “nhìn mặt” và “mặc cả”.Sự hỗn loạn của thị trường bán lẻ máy tính tạo cơ hội cho những người kinh doanh thu lợi rất lớn từ những khách hàng. Chàng trai trẻ Trần Xuân Kiên khi ấy đã nhìn thấy khách hàng đang bị rơi vào ma trận của những người bán và biết rằng đó chính là cơ hội cho mình.
Năm 2002, cửa hàng đầu tiên của Trần Anh được mở ra ở phố Lý Nam Đế, chỉ rộng chừng 20m2. Để tạo khác biệt trên thị trường, ông Kiên quyết định thực hiện chính sách đồng nhất 1 giá và cam kết chỉ bán hàng chính hãng.
Theo tiết lộ của ông Kiên, thời điểm đó người tiêu dùng ở Hà Nội có xu hướng thường mua máy tính theo kiểu: người mua thường nhờ ai hiểu biết về máy tính dẫn đi mua, nên thị trường hình thành một nhóm “thợ” chuyên dẫn khách đi mua máy tính. Không phải tất cả, nhưng nhiều “thợ” sẽ thỏa thuận với người bán tăng giá bán lên để ăn chênh lệch.
“Chúng tôi kiên quyết không tiếp tay với việc đó. Dần dần khách hàng bảo nhau đến mua tại Trần Anh sẽ không sợ bị kênh giá”, ông cho biết.
Các chính sách này thời điểm đó gây được sự chú ý đáng kể từ khách hàng, dù theo lời ông Kiên thì “cách làm này khiến lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các cửa hàng khác, nhưng lại có được lòng tin của khách hàng”. Sau 1 năm kinh doanh đầu tiên, ông Kiên bắt đầu mở cửa hàng thứ hai ở phố Lê Văn Linh (gần phố Lý Nam Đế).
Cùng với đó Trần Anh áp dùng các chính sách chưa bao giờ được áp dụng ở Việt Nam như: Đổi trả sản phẩm trong 6 tháng hay Cam kết bảo hành cháy nổ IC. Chính những chính sách này khi đó đã mang lại tiếng vang lớn cho Trần Anh, và giúp tạo được sự tin tưởng lớn từ người tiêu dùng.
Think big
Không hài lòng với việc có 1-2 cửa hàng, Trần Anh đã bắt đầu phát triển tư tưởng chuỗi cửa hàng kinh doanh linh kiện máy tính. Các cửa hàng của Trần Anh dần dần chiếm lĩnh các vị trí trên bản đồ Hà Nội phục vụ cho nhu cầu mua máy tính và các linh kiện máy tính của người dân và doanh nghiệp. Máy tính mang thương hiệu riêng của Trần Anh bắt đầu xuất hiện trên thị trường và đóng góp không nhỏ vào doanh thu của Trần Anh.
2007 là năm đánh dấu sự chuyển biến lớn của Trần Anh khi Ban Lãnh đạo nhận thấy việc tồn tại những cửa hàng nhỏ không thể mang lại một tầm vóc mới cho Trần Anh, Mở các siêu thị lớn, kinh doanh các sản phẩm điện máy được Trần Anh hướng tới và với giấc mơ trở thành một hệ thống siêu thị điện máy chuyên nghiệp và lớn nhất Việt Nam đã được định hình trong tư duy của Ban Lãnh đạo và được đưa vào thực tiễn với việc chuyển đổi mô hình từ TNHH sang cổ phần.
Cùng với sự trợ giúp và tư vấn của đối tác Nojima Corporation đồng thời cũng là cổ đông lớn thứ 2 của công ty, Trân Anh áp dụng mô hình đại siêu thị và mở thêm một loại các cơ sở khắp phía bắc. tính đến hết năm 2017, Trần Anh đã có 40 cơ sở tại 6 tỉnh thành phía Bắc. Trở thành 1 trong 3 chuỗi cửa hàng điện máy lớn nhất cả nước ( cùng với Thế giới di động và Nguyễn Kim)
Mặc dù Trần Anh đã thất bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường điện máy. Tuy nhiên những bài học của Trần Anh vẫn rất đáng học hỏi. Cùng đón đọc kỳ 2 của bài viết để nắm rõ hơn về chiến lược hoạt động của Trần Anh trong gần 20 năm hoạt động.