- Lượt xem: 483

Cuộc ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí. 3 năm là khoảng thời gian lùm xùm của vụ lùm xùm nay. Khiến cho thương hiệu Trung Nguyên bị xao động không ít.

Câu hỏi đặt ra là: Cổ phần thương hiệu này sẽ ra sao sau cuộc ly hôn nghìn tỷ này ?

Ai sẽ làm chủ ?

Năm 2015, bà Thảo đệ đơn ly hôn ra tòa. Sau khi tháng 04/2015, ông Vũ bất ngờ bãi chức Phó Tổng Giám Đốc của bà.

Vụ ly hôn nghìn tỷ này sẽ dẫn đến cổ phần của Trung Nguyên ra sao?
Vụ ly hôn nghìn tỷ này sẽ dẫn đến cổ phần của Trung Nguyên ra sao?

Kể từ đó những tranh chấp liên quan đến kinh doanh và các công ty của tập đoàn này bắt đầu xảy ra. Đến nay, Trung Nguyên vẫn chưa có hồi kết chính thức.

Khi đến tòa hòa giải vào tháng 8/2018, hai người đã đạt được thỏa thuận ly hôn; nhưng không đat được thỏa thuận về tài sản và con cái.

Công ty trung tâm trong hệ thống Trung Nguyên là Công ty Cổ Phần tập đoàn Trung Nguyên. Tại đây, ông Vũ năm 20%, bà Thảo năm 10% còn 70% do pháp nhân khác nắm giữ.

Pháp nhân này được xác định là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên. Đây có thể là chìa khóa để phân chia khối tài sản phức tạp của vợ chồng ông Vũ.

Không chỉ sở hữu về mặt cổ phần, Trung Nguyên Investment còn l sở hữu trí tuệ tất cả nhãn hiệu thuộc cà phê Trung Nguyên, như: nhãn hiệu công ty, chuỗi quán cà phê, cà phê bột, cà phê hạt, cà phê tươi Trung Nguyên, cà phê hòa tan G7…

Tại 2017 công ty này gồm 3 cổ đông; ông Đặng Lê Nguyên Vũ (61,66%%); bà Lê Hoàng Diệp Thảo(30%); Mẹ ông Vũ giữ 6,68%.

Nếu tính số cổ phần sở hữu và các công ty con thì ông Vũ đang chiếm lợi thế. Nhưng bà Thảo vẫn nắm quyền phủ quyết các nghị quyết của HĐQT. Cơ hội đến với bà Thảo nếu bà thành công đòi quyền cấp dưỡng nuôi con.

Đó là lý do bà Thảo yêu cầu cấp dưỡng bằng cổ phần còn ông Vũ muốn cấp vũ bằng cổ tức.

Phân chia tài sản không chỉ ở Trung Nguyên

Tại phiên tòa ngày 14/08, đại diện phía Trung Nguyên cho biết tài sản được phân định ra hai phần. Trong đó, bao gồm tài sản chung là cổ phần liên quan tại Tập đoàn Trung Nguyên và tài sản chung ngoài Trung Nguyên của hai vợ chồng, như tiền bạc, bất động sản…

Hiện tổng tài sản của tập đoàn cơ bản được chia thành 5 khối, trong đó bao gồm: Các bất động sản đã có giấy tờ sở hữu đứng tên 2 vợ chồng, ông Vũ đồng ý theo cách định giá của bà Thảo (sẽ chia đôi). Các bất động sản chưa hoàn tất thủ tục sở hữu (để lại và phân chia sau); khối tiền bạc, đá quý, sổ tiết kiệm, ngoại tệ (cũng phân chia sau). Cổ phần trong 7 công ty con của tập đoàn, với cơ cấu sở hữu phức tạp cùng các thời điểm tham gia khác nhau; nên vẫn chưa thể phân chia rõ ràng; Công ty CP TĐ Trung Nguyên tại Singapore.

Cơ quan kiểm toán cũng đã định giá xong các giá trị hữu hình, vô hình, quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu cà phê G7. Tất cả khối tài sản này tổng giá trị lên tới vài nghìn tỷ đồng.

Các vấn đề khác của Trung Nguyên

Ngoài vụ án ly hôn của ông bà Vũ – Thảo, Trung Nguyên đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ mạnh.

Gần nhất là phải cạnh tranh với thương hiệu đa quốc gia Nestle để khẳng định nhãn hiệu hương vị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Cái đặc biệt có thể thấy ở Trung Nguyên là dám chọn đối thủ lớn để tuyên bố cạnh tranh, như Nescafe, Vinacafe. Và kết quả là thị trường cà phê hòa tan Việt Nam được chia thành những phân khúc rõ ràng. “Cuộc chiến” cũng đang diễn biến thú vị và bất phân thắng bại.

Ngoài ra, ở mảng kinh doanh chuỗi cà phê; 2 đối thủ lớn của Trung Nguyên là Starbucks và Highlands. Ưu điểm của 2 đối thủ này đều là có địa điểm vị trí thuận lợi, thiết kế sang trọng. Đối tượng khách hàng được xác định rõ ràng.

Đã có những cuộc chiến truyền thông giữa Trung Nguyên và Starbucks mà chủ yếu ở đây là từ Ông chủ của Trung Nguyên.

Đối thủ Starbucks đang xâm chiếm thị trường
Đối thủ Starbucks đang xâm chiếm thị trường

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã lên tiếng chỉ trích Starbucks: “ Với Starbucks tôi nghĩ rằng không có gì là ghê gớm cả, tôi không ngại Starbucks. Mọi người phải nhìn lại cái lịch sử phát triển của họ chứ đừng nhìn vào cái đồ sộ hiện có, sẽ bị nó che mờ. Phải nhìn vào cái bản chất thực sự của họ là hông phải cái mà chúng ta đang thấy”

Về chất lượng của Starbucks, ông khẳng định: “Starbucks không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”

Những ai thích uống loại cà phê đó thì tôi không nói làm gì. Hoặc xếp hàng để giống cái này cái kia tôi cũng không bàn. Nhưng nếu cố gắng uống để chứng tỏ một đẳng cấp ảo, giống Mỹ, giống tây thì tội nghiệp quá.

Trung Nguyên vẫn còn đó rất nhiều bài toán nan giải như bài toán cổ phần chưa hồi kết, bài toán cạnh tranh thương hiệu,….