- Lượt xem: 501

Mẹo bán hàng qua điện thoại như thế nào? Kỹ năng nào là cần thiết để bán hàng qua điện thoại thành công? Cùng tham khảo top 10 kỹ năng vàng mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết này nhé!

 

1. Phân phối thời gian hợp lý

 

 

Tự lên lịch các cuộc gọi cho những khách hàng mới. Nghĩa là tùy vào mục tiêu của bạn, hãy dành một lượng thời gian nhất định để làm việc đó. Hãy chắc rằng khi bạn gọi đến các khách hàng của bạn đang trong tâm trạng thoải mái và có thể vui lòng tiếp bạn.

 

Ví dụ khi bạn gọi đến cho một chủ nhà hàng, không nên gọi vào các giờ ăn. Mà thay vào đó gọi vào những lúc họ thực sự muốn tiếp cận mình và có thời gian nói chuyện với bạn. Để chuẩn bị kế hoạch cho một ngày bạn hãy dùng các phần mềm lập trình kế hoạch hay thời khóa biểu trong ngày.

 

2. Lập ra chỉ tiêu của ngày, của tuần, của tháng

 

 

Trước khi lập ra kế hoạch bán hàng qua điện thoại của bạn, hãy dùng thời gian để lập ra các mục tiêu cho chính bạn. Xác lập các mục tiêu giúp bạn thực tế hơn khi thực hiện.

 

Ví dụ như mỗi tháng hãy xác định bạn cần bán bao nhiêu sản phẩm (hay bao nhiêu khách hàng mà bạn phải giới thiệu) để đạt được các mục tiêu về tài chính đó. Dựa vào chỉ tiêu cơ bản đó, bạn có thể tạo ra mục tiêu cho mỗi ngày và cho cả tuần.

 

Xác định chu kỳ bán hàng của bạn càng nhanh càng tốt. Nghĩa là bạn cần bao nhiêu thời gian để bán được một sản phẩm.

 

Ví dụ như : nếu bạn muốn bán đc $50.000 một tháng thì chỉ tiêu cho mỗi tháng là bạn phải bán được 5 lần mỗi lần $10.000.Theo cách đó, nếu bạn dự định gọi 50 cuộc gọi sẽ bán được hàng thì rõ ràng bạn cần phải gọi 500 cuộc gọi một tháng để đạt được chỉ tiêu đưa ra.

 

Trong Kế hoạch mỗi ngày của bạn cần phải quyết định những việc sau:

 

  • Tổng số cuộc gọi mà bạn cần gọi

 

  • Số khách hàng mới cần tiếp cận

 

  • Số cuộc gọi cho những khách hàng mới mà bạn cần gọi với mục đích thăm hỏi.

 

  • Số cuộc gọi cho những khách hàng hiện tại.

 

3. Thẩm định khách hàng

 

 

Telesales là một quá trình cần phải tập trung cao độ và tốn nhiều thời gian. Để làm nó dễ dàng hơn và tinh giảm được số cuộc gọi mà bạn tốn cho mỗi lần bán được hàng thì việc khảo sát và thẩm định các khách hàng trước khi gọi điện đến là rất cần thiết.

 

Một khi bạn biết được người nào hay công ty nào mà bạn sắp gọi có nhu cầu về sản phẩm của bạn thì để bán được hàng, bạn hãy xác định nên gọi cho người nào là thích hợp hơn cả. Thỉnh thoảng, việc xác định được người nào trong công ty đó mới là người ra quyết định cuối cùng về món hàng của bạn, và việc tiếp cận họ là những thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt. Hãy luôn nhớ là có nhiều kiểu người ra quyết định mà bạn phải làm việc để bán được hàng

 

Một khi bạn đã lên danh sách những khách hàng để gọi, hãy phân loại và ưu tiên những khách hàng mà họ có vẻ như muốn hoặc cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn cũng cần phải xác định ra những khách hàng nào có khả năng tài chính để mua sản phẩm của mình và cần phải biết được vòng đời về sản phẩm của họ. Ví dụ như khách hàng đó chỉ có đủ tài chính hoặc chỉ có nhu cầu về sản phẩm của bạn trong một vài thời điểm cụ thể nào đó thôi.

 

4. Trang bị và ứng xử chuyên nghiệp

 

Mặc dù các cuộc gọi bán hàng qua điện thoại đều không thể giáp mặt với khách hàng trực tiếp, nhưng việc bạn trang bị cho mình một tư thế chuyên nghiệp trò chuyện với họ là rất quan trọng.Vì cho dù bạn đang gặp khách hàng qua điện thoại thì hãy luôn xem mình như đang gặp trực tiếp mặt đối mặt với họ.

 

Nếu bạn trang bị cho mình một tư thế chuyên nghiệp thì khi giao tiếp bạn cũng dễ dàng thể hiện nó dù trên điện thoại. Việc đó sẽ giúp bạn tạo nên và giữ vững được tinh thần thích hợp trong suốt cuộc gọi. Giọng nói, thái độ, sự tự tin cũng như cách thức bạn truyền đạt đều có tương quan trực tiếp tới cách bạn ăn mặc và tự ý thức.

 

Ngoài ra trong lúc gọi không nên xen lẫn tiếng của các nhân viên bán hàng khác trong phòng gọi hay tổng đài và chỉ duy nhất giọng nói bạn đến với khách hàng. Các khuyết điểm trên sẽ dễ làm bạn và khách hàng bị chi phối.Tốt nhất khi có dấu hiệu nào từ các khuyết điểm đó bạn nên loại trừ ngay từ đầu.

 

5. Soạn trước kịch bản

 

 

Khi bạn diễn đạt về sản phẩm hay dịch vụ, tạo ra một kịch bản tốt và thể hiện được nó là một phương pháp hữu hiệu. Bản nháp của bạn nên có:

 

  • Lời giới thiệu

 

  • Lời miêu tả về sản phẩm

 

  • Các câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp từ khách hàng

 

  • Các phương án kết thúc giao dịch

 

Với những mẹo mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết này, kết hợp với việc quản lý cửa hàng chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ giúp bạn kinh doanh thuận lợi hơn.

Nếu bạn quan tâm đến việc bán hàng qua điện thoại, cùng đón đọc phần 2, để có thêm kinh nghiệm nhé!

 

Xem thêm: Phương pháp nào cho việc bán hàng qua điện thoại hiệu quả?