Ở phần 1, chúng tôi đã chia sẻ top 5 mẹo giúp bán hàng qua điện thoại thành công. Cùng tham khảo phần 2 để nắm vững đầy đủ 10 mẹo vàng giúp bán hàng hiệu quả nhé!
6. Luôn luôn biết lắng nghe khách hàng
Một khi bạn đã tiếp cận được đúng người có quyền quyết định mua nó và bắt đầu nói chuyện thì hãy kết hợp càng nhiều câu hỏi theo kiểu bỏ ngõ thì tốt hơn (những kiểu câu hỏi mà bạn không cần khách hàng phải trả lời đúng vô trọng tâm của nó vì nó không quan trọng, kiểu như xã giao, như là “dạo này chị khỏe chứ? hôm nay chỗ anh trời có mưa không?”).
Hãy làm họ cởi mở hơn khi nói chuyện với bạn. Hãy để cho cuộc nói chuyện mang tính 2 chiều. Khi khách hàng đang nói, hãy chăm chú lắng nghe và ghi chú. Biết lắng nghe là phương pháp hữu hiệu nhất giúp bạn hiểu rõ khách hàng và đừng bao giờ đánh giá thấp nó.
Khi bắt đầu tìm hiểu khách hàng, hãy lựa lời nói sao cho đi sâu vào nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ và ý kiến của họ. Khi bạn đang nói nhưng khách hàng cắt ngang thì hãy để khách hàng nói và lắng nghe.
7. Đạt được thỏa thuận
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên và rất bình thường nhưng một trong những lý do lớn nhất làm các nhân viên bán hàng không bán được sản phẩm là vì họ không thực sự yêu cầu khách hàng mua hàng. Thỉnh thỏang trong lúc gọi, bạn cần phải hỏi xem khách hàng có mua hàng hay không. Cũng rất quan trọng như là việc xác định nhu cầu của khách hàng, thì vào thời điểm thích hợp bạn hãy dứt khoát và đặt vấn đề về việc mua sản phẩm của bạn. Để đạt được kết quả mong muốn, có thể bạn cần phải làm điều đó nhiều lần vào những giai đoạn sau đó của cuộc nói chuyện.
8. Làm việc có tổ chức và ghi chú kỹ
Trong telesales, việc phải gọi rất nhiều cuộc điện thoại mỗi ngày sẽ làm bạn rối lên nếu bạn không có phương pháp tổ chức, vì bạn cần phải theo dõi xem bạn đã gọi những ai, bạn đã bàn luận với họ điều gì, bạn cần phải gọi hỏi thăm những ai.
Trong khi hoặc sau khi gọi bạn nhớ ghi lại cẩn thận những chi tiết của cuộc gọi và bước tiếp theo phải làm gì. Khi bạn thực sự đã gặp được đúng người cần gặp và chuẩn bị tiếp thị thì hãy dựa vào những ghi chú mà bạn đã ghi lại trong những lần nói chuyện trước. Các thông tin thường bạn phải ghi chú là:
- Bạn đã gọi khi nào
- Bạn đã nói chuyện với ai
- Bạn đã thảo luận những gì?
- Cần gọi hỏi thăm lại về việc gì và khi nào gọi?
- Các thông tin về người khác trong công ty mà bạn cần trao đổi
- Các thông tin về nhu cầu ,mong muốn và khả năng chi trả của khách hàng.
- Các thông tin cá nhân về người quyết định mua hàng.
9. Sử dụng hộp thư thoại để hỗ trợ
Sẽ có rất nhiều lần bạn phải nghe tín hiệu chuyển đến hộp thư thoại. Đừng bỏ qua điều này mà hãy để lại lời nhắn và xem như đây cũng là một cơ hội tiếp thị. Bạn hãy xưng rõ danh tính và cho người chủ của hộp thư thoại này biết bạn làm nghề gì và vì sao bạn gọi. Nói ngắn gọn với họ là biết đâu bạn có thể giúp được họ trong công việc và bày tỏ mong muốn được trò chuyện qua điện thoại để xem họ có nhu cầu hay không. Trong lời nhắn hãy nói súc tích và cho họ một lý do thật thuyết phục để họ phải liên lạc lại ngay khi có thể. Suy cho cùng thì mục đích của bạn chỉ cần họ gọi lại cho bạn.
10. Nuôi dưỡng các mối quan hệ sẵn có
Biến đổi hoàn toàn các mối quan hệ từ một khách hàng mới thành khách hàng thân thiết là cả một quá trình gian nan. Là vì một khi bạn đã tiếp cận được với khách hàng thì cũng không được xao lãng họ. Đối với các nhân viên bán hàng thì việc nuôi dưỡng và xây dựng các mối quan hệ sẵn có để phát triển kinh doanh, kể cả trực tiếp với khách hàng đó hay là do họ giới thiệu là một việc rất quan trọng.
Bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra rằng bạn sẽ bán đc nhiều hàng hơn từ chính những khách hàng thân thiết sẵn có so với là từ những khách hàng mới. Mỗi lần bạn gọi điện thoại hãy giao tiếp thật khéo léo và đặc biệt là bạn nên cố gắng để phát triển nó thành mối quan hệ bạn bè. Nó cũng làm cho khách hàng chắc chắn sẽ bắt máy mỗi khi bạn gọi.
Nên nhớ là khi bạn đang nuôi dưỡng các mối quan hệ với những khách hàng sẵn có, bạn đừng bao giờ thúc ép họ phải mua hàng của mình trong mỗi lần bạn gọi. Thay vào đó bạn hãy định kỳ gọi để hỏi thăm họ, đồng thời dò ý của họ về sản phẩm của bạn mà họ đang dùng. Khi biết được thông tin riêng về khách hàng như tên của con họ, ngày sinh, ngày kỉ niệm hay sở thích… hãy chú tâm và gọi điện chúc mừng họ để cho mối quan hệ của bạn ngày càng thân thiết.
Có thể nói, với top 10 mẹo vàng mà chúng tôi chia sẻ, sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn bán hàng qua điện thoại! Chúc bạn quản lý cửa hàng hiệu quả và kinh doanh thành công!
Tham khảo: Tầm quan trọng của việc quản lý thông tin khách hàng, bạn đã biết chưa?