- Lượt xem: 196

Trong suốt 8 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp về các giải pháp và các kênh bán hàng online, Bota.vn biết các cách kinh doanh online hiệu quả. Bởi lẽ, Bota.vn luôn nhìn thấu khách hàng, các hành vi mua sắm của khách hàng trên mạng khác hoàn toàn so với việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Vì vậy, Bota.vn sẽ giới thiệu cho các bạn 5 mẹo bán hàng online đắt khách mà không phải ai cũng biết.

1. Đầu tư vào website

1 mẹo bán hàng online hiệu quả nhất là bạn phải hiểu quy trình hoạt động của kinh doanh online. Tại Việt Nam hiện nay, cách bán hàng trên mạng hiệu quả thường là bán hàng đa kênh. Có vô số các lựa chọn cho bạn như các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram hay các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo. Tuy nhiên, vì số lượng người tham gia cá thị trường mua bán này rất lớn, cũng như tính cạnh tranh rất cao nên việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm thường không được cao. Tuy nhiên, có một kênh bán hàng online luôn có độ chuyên nghiệp, ổn định và uy tín cao hơn hẳn để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng – chính là website.

Đầu tư vào thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp sẽ mang lại hiệu quả doanh thu cao (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Vì sao thiết kế website luôn là những bước đầu tiên trong chiến dịch marketing

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng đốt hàng “trăm triệu” như nhiều người nghĩ. Bất cứ một ngành nghề nào cũng có thể thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp: từ nhà hàng, thời trang, cây cảnh, đồ gia dụng, nội thất, phụ kiện điện thoại,… Việc thiết kế website chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn và thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi của bạn hơn.

Hiện nay trên thị trường, Bota Web đang là nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam với kho giao diện phong phú và đa dạng. Bota Web hoàn toàn có thể giúp bạn thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp thật nhanh chóng với nhiều gói chi phí khác nhau chỉ từ 299k/tháng, phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm toàn bộ các chức năng trên Bota Web hoàn toàn MIỄN PHÍ trong vòng … ngày trước khi quyết định bắt tay vào thiết kế website.

Xem thêm: Tìm hiểu 5 tính năng siêu việt khi thiết kế website trên BOTA Web

2. Chọn đúng thị trường ngách

Đam mê kinh doanh online là một chuyện, nhưng việc lựa chọn đúng sản phẩm và luôn đặt câu hỏi “tôi nên bán sản phẩm gì trực tuyến” là xuất phát điểm đầu tiên để có cách bán hàng online đắt khách.

Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là, các ngách kinh doanh nhỏ hơn thì sự cạnh tranh sẽ càng ít hơn. Vì vậy, nếu bạn chọn bán hàng online trong các lĩnh vực cụ thể thì bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn. Bởi lẽ, trong những thị trường ngách nhỏ, cung cấp những sản phẩm cụ thể và đặc biệt thì số lượng đối thủ và tính cạnh tranh cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, những thị trường ngách quá nhỏ cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít người mua tiềm năng hơn.

Xem thêm: Bán hàng online – Hướng đi nào phù hợp nhất với bạn?

3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng

Quá trình chăm sóc khách hàng không chỉ diễn ra sau khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn mà nó đã bắt đầu từ lúc khách hàng bắt đầu quá trình tìm kiếm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy rất nhiều người bỏ qua dịch vụ này. Họ chỉ quan tâm đến những khách hàng đã từng mua hàng mà chưa thực sự quan tâm đến các khách hàng có nhu cầu. Bởi lẽ, khi bạn cung cấp một dịch vụ khách hàng tuyệt vời, mọi người mua hàng online, dù là tiếp cận với bạn qua sàn thương mại điện tử, website bán hàng hay trang mạng xã hội Facebook, Zalo thì họ luôn có xu hướng tìm kiếm những tư vấn và đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc của sản phẩm trước khi thực sự mua hàng.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn bắt đầu từ bước khách hàng phát sinh nhu cầu mua sản phẩm (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc bán hàng online để thu lời, mang lại lợi ích cho bạn thì bạn cũng nên mang lại nhiều lợi ích, giá trị cho khách hàng. Bạn cần duy trì các blog hoặc trang tin tức, nơi cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc chức năng chat trực tuyến trên website, những tin nhắn tự động trả lời khách hàng,…

Xem thêm: Cách bán hàng online tại nhà thật hiệu quả để có doanh số cao

Ví dụ như nếu bạn bán mỹ phẩm, đừng chỉ chăm chăm vào việc kinh doanh lấy lời. Hãy dành một chút thời gian, thậm chí là chi phí, để giới thiệu đến khách hàng cách chăm sóc da hoặc những cách trang điểm phù hợp theo mùa. Việc này sẽ giúp tăng lượt tương tác đến các kênh bán hàng online của bạn cũng như cung cấp cho khách hàng nhiều kiến thức có ích về lĩnh vực xung quanh sản phẩm đó.

Đừng quên những tin tức về sự hài lòng của những khách hàng trước đã từng giao dịch với cửa hàng. Hãy tạo điều kiện để họ nói lên ý kiến của mình. Nếu dịch vụ của bạn tốt, những ý kiến, trải nghiệm dịch vụ từ khách hàng cũ sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới tìm mua sản phẩm của bạn.

4. Luôn quảng bá cửa hàng trực tuyến

Sở hữu cho mình một địa chỉ website hoặc một kênh bán hàng online là chưa đủ. Bạn luôn cần tìm các cách thu hút khách hàng để mang lại lưu lượng truy cập, lượt tương tác từ các khách hàng tiềm năng.

Chạy quảng cáo cửa hàng Facebook hoặc website (Ảnh minh họa)

Hãy đặt mình vào vị trí của những khách hàng tiềm năng. Bạn nghĩ họ sẽ làm gì khi có nhu cầu mua hàng? Chắc chắn là tìm kiếm từ khóa trên các công cụ tìm kiếm hoặc các trang mạng xã hội. Vậy làm sao để bạn có thể xuất hiện ở mọi nơi để khách thường thường xuyên nhìn thấy bạn? Bota.vn gợi ý cho bạn những cách sau:

  • Sáng tạo content chuẩn SEO để thúc đẩy thứ hạng website trên Google.
  • Xây dựng liên kết, thường xuyên xuất hiện trên các website hoặc phương tiện truyền thông xã hội.
  • Chạy quảng cáo Google adwords và Facebook Ads.
  • Quảng cáo sản phẩm nổi bật của cửa hàng và sử dụng google analytics để xem những nguồn nào mang lại khách hàng tiềm năng tốt nhất và tỉ lệ chuyển đổi cao nhất.
  • Khuyến khích khách hàng tương tác với các nội dung trên các kênh bán hàng online.

Xem thêm: Facebook Ads và Google Adwords – cặp đôi hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp (Phần 1)



Chia sẻ: