- Lượt xem: 930

Xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp là một bước mà hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc xây dựng mô hình kinh doanh này. Dưới đây là 5 bước xây dựng mô hình kinh doanh dành cho doanh nghiệp. Nếu muốn thành công, đừng bỏ qua những bước dưới đây!

Xem thêm:

Ưu nhược điểm của phần mềm quản lý shop thời trang miễn phí 

Thực tế tình hình ngành công nghiệp điện tử ở châu Á

Top 5 thủ thuật tránh hàng tồn kho với phần mềm quản lý bán hàng

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Có rất nhiều khái niệm về mô hình kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới phân tích. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: mô hình kinh doanh là mô hình kiếm tiền của doanh nghiệp, nhìn vào mô hình kinh doanh giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về cách thức hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh giúp chúng ta trả lời những câu hỏi: doanh nghiệp này kinh doanh sản phẩm gì, họ bán những sản phẩm đó cho ai, làm thế nào để họ sản xuất được những sản phẩm như vậy và phân phối chúng bằng cách nào?

Chỉ có mỗi ý tưởng và tiền không thể giúp doanh nghiệp hoạt động thành công được. Vì vậy, khi bắt đầu các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh cụ thể, rõ ràng để có thể vận hành mọi hoạt động một cách suôn sẻ.

2. Các bước xây dựng mô hình kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng mô hình kinh doanh riêng để đạt hiệu quả và phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Dưới đây là những kiến thức tổng hợp và đúc kết tốt nhất mà chúng tôi chia sẻ, cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng

Để bắt đầu nghĩ về một ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần biết đối tượng khách hàng mục tiêu mình hướng đến đang thiếu gì và họ cần thỏa mãn nhu cầu gì, hoặc với đối tượng khách hàng đó thì chúng ta cần làm gì để thu hút sự chú ý và tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm ở họ.

Việc xác định nhu cầu của khách hàng rất quan trọng, nó là cơ sở để chúng ta vạch ra những ý tưởng và hướng đi cho hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải biết sản phẩm mình làm ra với mục đích gì thì mới mang lại hiệu quả cao cho cả doanh nghiệp và cho người sử dụng.

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh
Các bước xây dựng mô hình kinh doanh

 

Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Sau khi đã tìm ra nhu cầu của khách hàng, chúng ta cần nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng một cách tốt nhất.

Lúc này, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc nghiên cứu, tạo ra sản phẩm thỏa mãn cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Sự cạnh tranh trên thương trường rất khốc liệt vì vậy, doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm có sự khác biệt mạnh mẽ, lợi thế hơn đối thủ nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu khách hàng.

Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh

Các kênh kinh doanh là cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận các phân khúc khách hàng của mình nhằm chuyển đển họ một giải pháp giá trị là cầu nối giúp đưa khách hàng gần hơn với sản phẩm đồng thời mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ở mỗi kênh thì doanh nghiệp cần xác định các chiến lược hỗ trợ bao gồm tất cả các yếu tố về giá cả, tiếp thị, phân phối và duy trì để các kênh hoạt động hiệu quả, phù hợp với thị trường ở từng thời điểm khác nhau.

Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế

Việc lập kế hoạch kinh doanh cho phép bạn kiểm tra chi phí, chất lượng và giá cả với nguy cơ có thể xảy ra và biện pháp khắc phục tình tình xấu. Việc lập kế hoạch càng có mục tiêu và chi tiết cụ thể thì sẽ càng có tính thực thi cao.

Việc thử nghiệm thực tế sẽ giúp các doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử nghiệm trước trên một thị trường quy mô nhỏ hơn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tốt nhất sự hiệu quả và mức độ khả quan trước khi áp dụng vào thực tế.

Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động

hoạt động mô hình kinh doanh
hoạt động mô hình kinh doanh

Sau khi đã phác họa thành công mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ hoạt động, chúng ta cần bắt đầu xây dựng và thực tế hóa mô hình kinh doanh đó.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: về công ty, văn phòng, trang thiết bị, dây chuyền máy móc. Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cả về vốn và nhân lực. Tìm kiếm những đối tác tiềm năng và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững lâu dài.

Huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hãy trình bày kế hoạch, phân tích những mặt lợi của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động để tạo sự thu hút, chú ý từ các nhà đầu tư. Dựa vào mô hình kinh doanh để chứng minh hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho họ nếu họ sẵn sàng đầu tư.

Việc xây dựng mô hình kinh doanh rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và bền vững của một doanh nghiệp. Vì tính chủ quan, nên có rất nhiều startup đã thất bại chỉ sau một thời gian ngắn vì không xác định rõ cho doanh nghiệp mình một mô hình kinh doanh nào mà chỉ tập trung vào lợi nhuận để hoạt động.

Có thể nói, một doanh nghiệp muốn thành công, không thể bỏ qua các bước xây dựng mô hình kinh doanh trên đây. Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời việc quản lý cũng trở nên chuyên nghiệp hơn. Chúc bạn thành công!