2018 có vẻ là một năm kinh doanh thuận lợi ở Trung Quốc. Công ty may mặc đến từ Mỹ đã mong chờ một cú nhảy vọt 20% về doanh thu online trên nền tảng Tmall của Alibaba, nhờ vào lượt tiếp cận khổng lồ của ông lớn e-commerce.
Nhưng có vẻ là Alibaba cho cái gì thì cũng có thể lấy cái đó đi.
Công ty này đã từ chối ký vào một hợp đồng độc quyền với Alibaba. Thay vào đó tham gia chương trình sale lớn của đối thủ, JD.com. Tmall đã trừng phạt họ bằng cách từng bước cắt giảm lượng traffic đổ về cửa hàng. Các banner quảng cáo đã biến mất khỏi những vị trí đẹp trên showroom giảm giá của tmall. Công ty này thậm chí còn bị cấm tham gia các chương trình sale đặc biệt và sản phẩm của họ không còn xuất hiện trên những kết quả tìm kiếm hàng đầu nữa.
Thương hiệu Hoa Kỳ nổi tiếng này đã đạt doanh thu nhảy vọt từ 10 lên 20% trong năm nay với sàn Tmall.
“Dựa trên doanh số của chúng tôi, chúng tôi lẽ ra đã được xuất hiện ở vị trí đẹp nhưng lại bị đẩy xuống cuối trang,” giám đốc của thương hiệu e-commerce này phát biểu, chỉ với điều kiện ẩn danh để tránh những bất lợi sau này. “ Đó là sự thao túng về lượng truy câp. Một đòn trừng phạt điển hình.”
Chính quyền Trump thì đang thúc giục Trung Quốc tuân thủ các quy tắc kinh doanh bình đẳng, vì thế các công ty đang phải đấu tranh thầm lặng mà gay gắt về việc được tiếp cận tới sàn thương mại online trị giá 610 tỷ USD này theo quy tắc. Đây là kết quả thu được từ những điều tra của phóng viên AP.
Đại diện từ 5 thương hiệu tiêu dùng lớn đã cho biết sau khi họ từ chối hợp tác độc quyền với Alibaba, lượng traffic đổ về cửa hàng Tmall của họ giảm mạnh, ảnh hưởng tới doanh thu. Ba trong số đó là các công ty của Mỹ với doanh thu hàng năm lên đến hàng tỷ USD mà chỉ dựa vào sự phát triển của thị trường Trung Quốc.
Tập đoàn Alibaba đã bác bỏ các cáo buộc trừng phạt các công ty này.
Trong một tuyên bố gần đây, Alibaba đã cho biết việc theo đuổi các hợp đồng độc quyền là điều phổ biến trong nền công nghiệp này. Họ thậm chí đòi kiện những đơn vị tung ra cáo buộc “hoàn toàn sai lệch” này.
Đại diện của Alibaba tuyên bố: “Alibaba và Tmall hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ luật pháp Trung Hoa. Như các nền tảng e-commerce khác, chúng tôi có các hợp đồng hợp tác độc quyền với một số doanh nghiệp trên Tmall. Việc các doanh nghiệp này đồng ý đó là nhờ các dịch vụ và giá trị hấp dẫn mà Tmall mang lại cho họ.”
Trong một bài phát biểu về không gian mạng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định đảm bảo cạnh tranh online tự do và công bằng là ưu tiên hàng đầu. Ông nhấn mạnh sự cần thiết tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, củng cố bảo vệ tài sản trí tuệ và chống lại cạnh tranh độc tài và thiếu công bằng.
Hãy tưởng tượng một công ty có lợi nhuận gấp đôi Amazon và mỗi năm phục vụ số lượng khách hàng còn lớn hơn dân số Bắc Mỹ. Đó là Alibaba. Nó được coi là sàn thương mại thu được 550 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Con số này lớn hơn bất kỳ sàn thương mại online nào của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Phiên tòa của các công ty bị ảnh hưởng đã mở ra một cánh cửa hé lộ về văn hóa kinh doanh khủng khiếp được hình thành ở Trung Quốc. Có thể thấy Alibaba muốn đưa mô hình kinh doanh gay gắt, tân tiến và siêu lợi nhuận của mình ra toàn cầu. Thậm chí một số sản phẩm của họ được sản xuất tại Mỹ và một vài trong số đó đã siết lợi nhuận trong thị trường đang phát triển của Trung Quốc. Sự mất cân bằng trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo nên một khoảng cách lớn khiến chính quyền Trump đau đầu.
Cuộc chiến giữa Alibaba và JD.com đã trở nên vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc với nhiều thủ đoạn “bẩn”. Cuộc chiến này còn được gọi là cuộc chiến giữa chó và mèo vĩ đại, bởi linh vật của Tmall là một con mèo đen còn JD.com là một chú chó trắng.
JD.com cho biết có hơn 100 thương hiệu của Trung Quốc đã tụt hậu bởi áp lực đến từ đối thủ chính, Alibaba và các thương hiệu đang đấu tranh giành quyền lợi. Cuộc chiến này đã để lại hậu quả lâu dài.
“Dựa trên những phản hồi chúng tôi nhận được từ các doanh nghiệp này, cuộc chiến đó xuất hiện là vì các thủ đoạn cưỡng ép từ đối thủ. Nếu như những thủ đoạn này được chứng minh là đúng, chúng sẽ là phạm pháp và đi trái với nguyện vọng của các nhà kinh doanh.” Ông Sidney Huang, giám đốc tài chính của JD.com cho biết.
Chính vì vậy hiện nay ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tìm đến các nền tảng khác để tránh bị lôi vào cuộc chiến chó-mèo căng thẳng này. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu việc kinh doanh trên nhiều kênh. Từ đó vẫn đảm bảo thu hút khách hàng và tăng doanh số đều đặn.
Bạn chưa biết bán hàng đa kênh là gì? Tìm hiểu ngay tại đây.