- Lượt xem: 415

Các loại chi phí mà bạn phải tính toán khi mở quán cafe là chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế không gian quán, chi phí mua nội thất, dụng cụ và nguyên liệu pha chế, chi phí thuê nhân viên và chi phí cho marketing…Kinh nghiệm mở quán cafe đã chỉ ra rằng việc hoạch định chi phí mở và duy trì quán là rất quan trọng.

Xem thêm:

Kinh nghiệm mở quán cafe take away 2019 để thành công

Kinh nghiệm mở quán cafe: Chú trọng xác định tập khách hàng và địa điểm kinh doanh

Gối đầu một vài kinh nghiệm mở quán cafe vỉa hè sao cho thật hút khách

1. Chi phí cải tạo mặt bằng

Đây là chi phí không thể thiếu khi bạn mở quán cà phê, để phục vụ đúng khách hàng mục tiêu, thực hiện đúng concept, ý tưởng xuyên suốt thì bạn cần đầu tư vào khoản cải tạo này. Các chi phí này sẽ bao gồm sửa chữa, bổ sung, trang trí mặt bằng… Và các chi phí sắm sửa nội thất: các loại nội thất cần thiết cho quán cafe bao gồm bàn ghế, bàn đơn, bàn đôi, bàn nhiều người, hệ thống ánh sáng và làm mát…

 Chi phí cải tạo mặt bằng không thể thiếu khi bạn mở quán cà phê
Chi phí cải tạo mặt bằng không thể thiếu khi bạn mở quán cà phê

2. Chi phí khóa học pha chế, khóa học kinh doanh

Việc bạn chưa có kinh nghiệm về pha chế và kinh doanh đồ uống thì điều cần thiết là cần phải theo học những khóa học này để có được những kiến thức nền tảng vững chắc nhất.

Hãy nhớ rằng để làm quản lý ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn có thể không hiểu quá sâu về chuyên môn, nhưng bạn chắc chắn phải biết về lĩnh vực đó.

3. Chi phí thuê các chuyên gia trong lĩnh vực

Nếu bạn có đủ điều kiện tài chính và quá ít thời gian để tự mình học các khóa học thì bạn có thể đầu tư thuê các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống này để đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn có thể thuê nhân sự giỏi để làm quản lý cho mình, hoặc thuê những gói dịch vụ setup, lên kế hoạch và tư vấn trọn gói cho mình. Điều này cũng mang lại hiệu quả không kém.

4. Chi phí mua đồ dùng dụng cụ

Chi phí mua các loại máy pha chế như máy pha cafe khá đắt đỏ, có thể lên đến 20 triệu đồng nên bạn cần cân nhắc nên thuê hay mua máy cho khả năng kinh doanh lâu dài của mình, ngoài ra còn các loại máy như máy xay café, máy xay sinh tố, máy làm đá bào, bàn pha chế…Bạn nên học hỏi kinh nghiệm mở quán cafe khi mua các loại máy pha chế và dụng cụ cần thiết

Ngoài ra để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chuyển từ hình thức pha cafe thủ công sang tự động để tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng, khách hàng sẽ không phải chờ lâu và hài lòng với quán cafe của bạn hơn. Bạn nên xem xét cắt giảm tất cả các chi phí không cần thiết để làm tăng nguồn lợi nhuận của quán.

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chuyển từ hình thức pha cafe thủ công sang tự động
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chuyển từ hình thức pha cafe thủ công sang tự động

Cuối cùng những cốc cafe của bạn nên được tính phí bao nhiêu? Bạn cần phải đưa ra chiến lược định giá vừa dựa vào chi phí phải chịu và cả trải nghiệm mà khách hàng được hưởng khi chọn quán cafe của bạn. Khách hàng có thể trả nhiều hơn cho một cốc café ngon, nhưng họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn nữa khi tất cả các dịch vụ kèm theo cốc cafe đều tuyệt vời.

5. Chiến lược marketing cho quán cafe

Bạn cần tiếp thị cho quán cafe của mình trên các mạng xã hội trước khi quán bắt đầu mở cửa. Hãy đưa ra những chương trình giảm giá hoặc quà tặng cho ngày khai trương, truyền bá nó trên mạng xã hội, nhất là những hội nhóm hoặc blog về café để tìm kiếm những khách hàng mới đến với bạn ngay trong ngày đầu tiên mở bán.

Cần đầy mạnh chiến lược tiếp thị nếu muốn kinh doanh cafe thành công
Cần đầy mạnh chiến lược tiếp thị nếu muốn kinh doanh cafe thành công

Kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước đó là kinh doanh cafe là điều không hề dễ dàng. thế nên bạn cần dành thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và các chiến lược để đương đầu với những khó khăn sẽ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị chu đáo nhất cho kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình.