“Đầu xuôi thì đuôi lọt”, khi đã chuẩn bị chu toàn, khởi đầu suôn sẻ thì kết quả thu được sẽ viên mãn. Trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn, thức uống cũng vậy. Cần có kế hoạch cụ thể, chiến lược đúng đắn ngay từ đầu. Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống thì không nên bỏ qua bài viết này.
Xem thêm:
Những gợi ý để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng thành công
8 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản mang lại hiệu quả cao
5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản và hiệu quả
1. Giới thiệu tổng quan về nhà hàng
Phần giới thiệu giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nhà hàng cũng như nhà đầu tư sẽ biết rõ định hướng của bạn là gì. Bản mô tả này gồm có:
- Thông tin nhà hàng: Loại hình, quy mô, sức chứa, số vốn ban đầu, phong cách thiết kế, dịch vụ kèm theo…
- Thông tin chủ nhà hàng hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, phương hướng phát triển dành cho nhà hàng…
- Định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở nhà hàng, đối tượng thực khách, mô hình nhà hàng cạnh tranh như thế nào trong khu vực…
- Chỉ tiêu: Nhà hàng ước tính đạt doanh thu, số lượng khách hàng bao nhiêu, trong bao lâu sẽ hoàn vốn…
2. Nghiên cứu thị trường
Xu hướng ẩm thực: Thực khách hiện tại đang ưa chuộng thức ăn nào? Loại hình thưởng thức ra sao? Xác định các yếu tố này để điều chỉnh khẩu vị, giá thành, thiết kế không gian cho phù hợp với xu thế hiện tại.
Khuynh hướng hoạt động: Bên cạnh các hình thức như nhà hàng gia đình, thức ăn nhanh, đặc sản vùng miền thì nhà hàng thường phát triển thêm các dịch vụ như tổ chức tiệc theo yêu cầu, giao hàng tận nơi…
Mức doanh thu dự kiến: Dựa vào thông tin thu thập được về mức thu nhập, xu hướng tiêu dùng, tình hình kinh tế địa phương để dự kiến kế hoạch cho những năm tiếp theo.
3. Xác định thị trường mục tiêu
Ở hạng mục này trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần xác định rõ các yếu tố như nhà hàng kinh doanh sản phẩm gì, yếu tố sẽ hút khách đến nhà hàng, đối thủ cạnh tranh trong khu vực là ai, quy mô ra sao…
4. Chiến lược tiếp thị trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống
Khách hàng sẽ chẳng biết bạn là ai, ở đâu, bán món gì nếu như chẳng nhận được thông tin gì từ nhà hàng. Marketing đóng vai trò dẫn dụ thực khách đến nhà hàng và lôi kéo họ quay trở lại.
Marketing có thể thực hiện qua nhiều phương tiện truyền thông như quảng cáo trên báo chí, fanpage trên Facebook, Instagram, phát tờ rơi…
5. Quản lý và điều hành
Nhân viên: Số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, mức lương cho từng vị trí, phổ biến nội quy, chế độ khen thưởng…
Hoạt động hằng ngày: Sắp xếp lịch làm việc cụ thể cho mỗi vị trí, trách nhiệm của mỗi người, mối quan hệ giữa các bộ phận…
Nhà cung cấp: Cần xác định rõ bạn sẽ mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp nào, chi phí cho từng loại sản phẩm, thông tin nhà cung cấp, hợp đồng chi tiết…
Quản lý chi phí: Liệt kê các biện pháp giúp kiểm soát thu chi, lượng hàng hóa xuất nhập và các hoạt động khác liên quan đến kinh phí.
6. Kế hoạch mở rộng
Khi kinh doanh phát đạt, nhà hàng có dự định phát triển thêm mảng nào khác, mở rộng thị trường như thế nào. Ngược lại, nếu nhà hàng vận hành không tốt, thua lỗ thì kế hoạch dự trù sẽ ra sao.
7. Dự án tài chính
Đây là phần thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn trích ra và lợi thuận thu về. Các nội dung chính bao gồm nguồn vốn và cách sử dụng nguồn vốn, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt trong ba tháng đầu, một năm đầu và năm năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến…
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết, cẩn thận, nghiên cứu kỹ lưỡng và dự trù chính xác rủi ro là bước khởi đầu tối cần thiết. Một lời khuyên nữa là bạn cần tận dụng các yếu tố công nghệ để đẩy mạnh chiến lược quảng bá, tiếp thị.