- Lượt xem: 240

Với nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống ngày càng tăng, việc các quán cafe hay đồ uống mọc lên như nấm cũng không quá xa lạ. Tuy nhiên, đa số những quán cafe mới mở đều phải bỏ cuộc chơi sớm vì gặp khá nhiều khó khăn khi kinh doanh. Qua bài viết này, BOTA sẽ giới thiệu cho các bạn một vài kinh nghiệm kinh doanh khi chuẩn bị mở quán cafe.

1. Chọn ý tưởng cho quán cafe

Đây là bước đầu tiên nên vô cùng quan trọng để định hướng mô hình kinh doanh quán cafe của bạn. Ngoài ra, đây cũng là bước định hình phong cách quán cafe, ảnh hưởng tới những yếu tố xác định nhóm khách hàng đối tượng của quán.

Chọn ý tưởng cho quán cafe (Ảnh minh họa)

Hiện nay, có rất nhiều mô hình quán cafe trên thị trường. Bạn có thể tham khảo các quán cafe vườn, cafe sách, cafe bóng đá, cafe nhạc, cafe thú cưng… Tùy theo mong muốn và nhu cầu của chủ quán cũng như nhóm khách hàng bạn quan tâm, bạn có thể lựa chọn cho mình một mô hình riêng để bắt tay triển khai công việc kinh doanh của mình.

2. Xác định ngân sách

Sau khi lên được ý tưởng kinh doanh, bước tiếp theo, bạn cần phải xác định rõ số vốn và ngân sách ban đầu thật hợp lý. Bởi lẽ dù bạn có nguồn vốn dư dả nhưng nếu bạn không biết cách chi tiêu phù hợp thì việc kinh doanh cũng sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Do đó, bạn cần lập một bản kế hoạch thu chi thật chi tiết đối với đối với mô hình kinh doanh quán cafe mà mình đã chọn từ bước 1. Các mô hình quán cafe khác nhau sẽ có những danh mục thu chi khác nhau và đòi hỏi chủ quán phải thật linh hoạt và nhanh nhạy. Tuy nhiên, một số chi phí khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh quán cafe là chi phí thuê địa điểm, mặt bằng; thuê nhân viên; chi phí marketing cùng những khoản phí mua dụng cụ, đồ pha chế,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành ra một khoản tiền dự phòng để chi trả cho những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Việc này sẽ giúp bạn lường trước mọi rủi ro không đáng có.

Xem thêm: Danh sách 6 mục chi phí cho các start-up khởi nghiệp

3. Tìm mặt bằng phù hợp

Địa điểm, mặt bằng là một điểm mấu chốt quyết định việc kinh doanh của bạn sẽ gặp khó khăn hay thuận lợi. Tuỳ vào từng mô hình kinh doanh khác nhau mà bạn phải tìm kiếm, lựa chọn cho quán của mình một vị trí thật phù hợp.

Ví dụ, nếu như bạn muốn mở một tiệm cafe sách thì không gian quán không cần quá rộng nhưng cần sự yên tĩnh và thoải mái. Còn nếu bạn có ý định kinh doanh quán cafe sân vườn thì vị trí địa điểm phải thật thoáng mát và rộng rãi.

Chọn mặt bằng cho quán cafe (Ảnh minh họa)

Chỉ cần một chi tiết nhỏ sai sót trong khâu chọn địa điểm này cũng sẽ khiến quán của bạn gặp vài bất lợi trong việc kinh doanh. Chính vì thế bạn cần tham khảo nhiều nơi và tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn cho mình một mặt bằng quán cafe phù hợp.

4. Thiết kế không gian quán cafe

Để thiết kế quán cafe thì có vô vàn phong cách cho bạn lựa chọn: từ phong cách thuần Việt cho đến phong cách mang hơi hướng tây Âu, phong cách vintage, retro hay phong cách hiện đại,… Ngoài ra, tuỳ vào ngân sách hiện có và sở thích riêng mà bạn có thể thiết kế cho quán cafe của mình một phong cách phù hợp.

Bên cạnh đó bạn cũng cần cân nhắc thiết kế không gian bên trong quán sao cho thật hợp lý để tạo được sự thoải mái, dễ chịu và mang lại ấn tượng tốt cho khách hàng mỗi lần ghé thăm.

5. Lên kế hoạch lập menu

Lên danh sách một loạt những đồ uống hấp dẫn cho menu của quán cũng là một điểm cộng gây ấn tượng cho khách hàng mỗi dịp ghé thăm. Bên cạnh đồ uống chính như cafe và trà bạn cũng có thể thêm vào menu quán của mình các loại nước ép hoa quả theo mùa hay những loại bánh ngọt để làm phong phú thực đơn của quán mình.

Thiết lập menu đa dạng phù hợp với phong cách quán cafe (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, không phải mô hình quán cafe nào cũng nên quá chú trọng đầu tư vào menu, ví dụ như một quán cafe bóng đá thì thực đơn chỉ cần một vài đồ uống cơ bản như cafe, nước ép để khách hàng thưởng thức trong những giây phút xem các trận đấu bóng.

6. Tuyển dụng nhân viên

Một quán cafe vận hành tốt phụ thuộc khá nhiều vào thái độ làm việc của các nhân viên ở từng bộ phận khác nhau. Mỗi vị trí đòi hỏi nhân viên phải có những kỹ năng, kinh nghiệm nhất định. Nhân viên phục vụ thì cần sự nhanh nhẹn, chỉn chu, thái độ vui vẻ, niềm nở, tạo bầu không khí dễ chịu cho quán.


Nhân viên phục vụ thì cần sự nhanh nhẹn, chỉn chu, thái độ vui vẻ, niềm nở, tạo bầu không khí dễ chịu cho quán. Nhân viên pha chế thì cần có hiểu biết về các loại đồ uống, kỹ năng pha chế, gu thẩm mỹ tốt và tinh thần trách nhiệm cao.

Xem thêm: 5 cách tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Còn nhân viên thu ngân phải là những người thật thà, cẩn thận và trí nhớ tốt. Mỗi người làm tốt công việc của mình và phát huy được hết khả năng vốn có sẽ tạo được một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, tạo sự thoải mái cho khách hàng mỗi lần ghé thăm.

7. Lập chiến lược marketing

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, ngày càng nhiều các quán cafe mọc lên thì việc đầu tư kinh phí cho hoạt động marketing là điều vô cùng cần thiết, quan trọng. Bạn có thể quảng cáo cửa tiệm của mình trên facebook, instagram,..phát tờ rơi, biển hiệu hay thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi, give away.

Chăm chút cho các kênh bán hàng online là chiến lược marketing khá hiệu quả (Ảnh minh họa)

Việc đầu tư cho những hoạt động này sẽ phần nào làm tăng độ phủ sóng cho quán cafe của bạn, thu hút sự chú ý của mọi người và tạo những ấn tượng nhất định thôi thúc khách hàng ghé thăm.

Một trong những chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp bán lẻ lựa chọn nhất bây giờ là lập cho mình một website bán hàng chuyên nghiệp. Việc thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp cửa hàng của bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, song song với việc chạy quảng cáo trên Facebook. Đặc biệt là trong thời đại khi mà khách hàng có xu hướng đặt hàng qua mạng nhiều hơn thì website chính là kênh bán hàng online có độ uy tín và tin cậy cao nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu 5 tính năng siêu việt khi thiết kế website trên BOTA Web


Chia sẻ: