Như đã nói ở phần 1, “nhà kinh doanh” VFF thực sự có những lợi thế nhờ cơn sốt săn vé AFF Cup 2018 mà bất kì chủ thương hiệu nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, để “sản phẩm” có thể đứng vững trên thị trường, ban tổ chức cần cải thiện các dịch vụ khách hàng xung quanh để bóng đá Việt Nam trở thành một thương hiệu mạnh.
Các nhà kinh doanh khác cũng cần nhìn vào đây để hiểu rõ công việc kinh doanh của mình.
AFF Cup 2018 “kinh doanh hiệu quả”
Các nhà kinh doanh dịp Sale Single Day 11/11 có lẽ phải ngậm ngùi khi bao nhiêu nỗ lực giảm giá cũng không thể nổi lên như cơn sốt săn vé AFF Cup 2018. Các sàn thương mại giảm giá Black Friday 2018 cũng phải ao ước giá như khách hàng có thể khao khát sở hữu hàng sale như săn vé, việc giảm giá cứ để doanh nghiệp lo.
Với một sản phẩm quá “hot” và đáng mong chờ như dàn cầu thủ AFF Cup 2018 với nền tảng là đội tuyển U23 Việt Nam cùng Asiad 2018, cơn sốt săn vé AFF Cup 2018 dường như không quá bất ngờ với nhiều người. Đó là kết quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài và “marketing” hiệu quả.
Xem thêm những phân tích cụ thể về AFF Cup 2018 “kinh doanh hiệu quả” tại đây: Cơn sốt săn vé AFF Cup 2018 và bài học gì cho kinh doanh hiệu quả (Phần 1)
AFF Cup 2018 và những hạt sạn trong kinh doanh
Cụ thể, những tồn đọng trong dịch vụ khách hàng AFF Cup 2018 có thể kể đến là:
Quản lý kênh phân phối: Vé chợ đen đội giá, giá vé thay đổi liên tục
Dù “nhà kinh doanh” VFF đã mở cả cổng bán vé online nhưng nhiều khách hàng vẫn không thể tìm cho mình một chiếc vé trong cơn sốt săn vé AFF Cup 2018 kịp thời. Là do thời gian mở cổng bán vé hạn chế hay những “thợ săn vé không-phải-để-xem” hoạt động quá nhanh và mưu mẹo?
Khi khách hàng đến mua vé tại sân vận động, giá vé chợ đen có thể đội lên tới 3 triệu đồng 1 cặp vé ở khán đài A, trong khi giá gốc chỉ rơi vào khoảng 1 triệu đồng. Giá vé các khán đài khác cũng bị đội lên gấp đôi giá gốc. Dù bức xúc với vé chợ đen, khách hàng vẫn phải thông qua đây để tìm được vé vào cổng xem AFF Cup 2018 vì mong muốn quá mạnh mẽ.
Giá vé đội lên không phải do Ban tổ chức quy định và bán ra, nhưng giá “thị trường” khách hàng thường phải mua lại không do mối quan hệ Ban tổ chức – cổ động viên quyết định. Thay vào đó, họ lại thông qua thị trường vé chợ đen. Điều đó cho thấy khâu quản lý bán vé của VFF chưa thực sự đạt hiệu quả.
Ví dụ, ban tổ chức đã quy định mỗi người chỉ được mua tối đa 4 vé. Nhưng những tay săn vé chuyên nghiệp thậm chí còn thuê cả người đi mua vé hộ rồi bán ra thị trường chợ đen. Thêm vào đó, họ bán vé trên nhiều kênh khác nhau trên các mạng xã hội khiến việc quản lý vé càng trở nên khó khăn hơn.
Dù khách hàng mua vé bằng cách nào, khách hàng vẫn là người phải chịu thua thiệt trong cơn sốt săn vé AFF CUP 2018 và danh tiếng VFF chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Và đó là nhiệm vụ của VFF, của mọi nhà kinh doanh. Nếu giải đấu khác của VFF tổ chức không đủ “hot” như AFF Cup 2018, liệu khách hàng có sẵn sàng chịu thiệt thòi như vậy? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không.
Và đáng tiếc thay, các cửa hàng kinh doanh không thể có sản phẩm “hot” như vậy.
Dịch vụ khách hàng: Chuyện giá gửi xe chưa bao giờ cũ
Một chiếc xe máy gửi ngay trên vạch kẻ giao thông trước mặt sân Mỹ Đình có giá 50.000VNĐ. Vé xe ô tô có vẻ có giá dễ chịu hơn là 100.000/vé so với vé xe máy. Mức giá này dường như là cố định xung quanh khu vực sân vận động mỗi mùa giải ‘hot” như AFF Cup 2018.
Chưa được cầm chiếc vé trên tay, khách hàng đã bị chèn ép giá vé gửi xe ngay trước khi vào cổng. Nếu cơn sốt săn vé AFF Cup 2018 không có sản phẩm đủ “hot”, chắc chắn cổ động viên sẽ từ bỏ sản phẩm ngay lập tức. Tuy nhiên, một thương hiệu không thể cứ ỷ mạnh vào sức mạnh sản phẩm để đảm bảo vị thế được. Và việc giải quyết vẫn thuộc về trách nhiệm của VFF, của “nhà kinh doanh” dù nó nằm ngoài khu vực bán vé. Đây cũng là bài học về việc xử lý vấn đề xung quanh sản phẩm của tất cả cửa hàng kinh doanh.
“Bán hàng đa kênh” chưa hiệu quả: Cổng bán online sập như trang tín chỉ, người người vẫn đội mưa chờ lấy vé
Năm nay, với cơn sốt săn vé AFF Cup 2018 mà ban tổ chức đã dự trù, vé đã được bán trên cả cổng online thay vì chỉ bán qua công văn và bán trực tiếp tại sân vận động như các mùa giải trước. Tuy nhiên, nó làm nảy sinh một vấn đề: Website bán vé chưa được chuẩn bị để đón nhận một lượng lớn khách hàng trong một thời gian nhất định. Khách hàng ồ ạt truy cập vào khung giờ bán vé và đã có hiện tượng website không truy cập được.
Với một cửa hàng kinh doanh online, khi từng chiếc click của khách hàng sẽ quyết định doanh thu và khả năng giữ chân khách hàng, việc không truy cập được website là một điều tối kỵ. Thêm vào đó, việc cập nhật thông tin và đảm bảo tính thẩm mỹ cũng sẽ giúp cửa hàng online kinh doanh hiệu quả.
VFF đã ứng dụng xu thế Omni – channel để phục vụ cơn sốt săn vé AFF Cup 2018. Khách hàng sẽ đặt hàng online và đến nhận vé tại “cửa hàng” trực tiếp (Liên đoàn bóng đá Việt Nam). Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm quản lý mà cổ động viên vẫn phải xếp hàng chen lấn rất nhiều. Thêm vào đó, chủ yếu vé bán vẫn chỉ có thể mua offline trực tiếp tại sân vận động, dẫn đến khách hàng bị chửi bới, thậm chí bị đánh và đuổi đi.
Bán hàng đa kênh (Omni – channel) là xu thế tất yếu của kinh doanh trong thời gian tới. Để sở hữu một website bán hàng đẹp và tối ưu khả năng khách hàng truy cập và mua hàng trên website, nhà kinh doanh có thể tìm các dịch vụ làm website chuẩn SEO như Bota.vn. Thêm vào đó, để có thể quản lý đơn hàng trên cả kênh online và offline như vé AFF Cup 2018, các cửa hàng cần một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh toàn diện như Bota.