- Lượt xem: 718

Câu chuyện khởi nghiệp bên chiếc bánh mì Việt của cô nàng vua đầu bếp Minh Nhật – quán quân Mastercherf Việt Nam 2014 là bài học sáng giá cho những người trẻ dám nghĩ dám làm; theo đuổi ước mơ của bản thân bằng niềm đam mê và sự nỗ lực để rồi gặt hái được quả ngọt cho chính mình.

 

 Thế vua đầu bếp Minh Nhật là ai?

Vua đầu bếp Minh Nhật là ai?
Vua đầu bếp Minh Nhật là ai?

Vua đầu bếp Minh Nhật tên đầy đủ là Hoàng Minh Nhật, từng là sinh viên của một trường kinh tế có tiếng tại Hà Nội với thành tích học tập nổi bật. Năm 2014, cô quyết định tạm gác lại công việc mà nhiều người mơ ước để theo đuổi niềm đam mê của bản thân. “Công việc tại ngân hàng rất thú vị, được học hỏi nhiều điều, nhưng tôi nhận thấy dường như niềm đam mê với ẩm thực còn lớn hơn. Vì vậy, tôi quyết định xin nghỉ để mở cửa hàng”, Minh Nhật cho biết. Và rồi thương hiệu Bánh mì Minh Nhật chính thức được ra đời.

Câu chuyện khởi nghiệp của cô nàng vua đầu bếp Minh Nhật

 

Những khó khăn ngày đầu khởi nghiệp

Thành công sau chương trình Vua đầu bếp 2014 là quãng thời gian 6 tháng Minh Nhật trăn trở với những hướng đi khác nhau: nên làm gì? học đầu bếp chuyên nghiệp? mở lớp dạy nấu ăn? hay kinh doanh ẩm thực? Trong tay cô gái 24 tuổi lúc đó là 450 triệu giải thưởng quán quân, và 250 triệu tiền tích góp cùng với niềm đam mê nấu ăn cháy bỏng.

Với số vốn cô đang cầm trong tay thực sự không nhỏ nhưng cũng không phải là quá lớn, để cạnh tranh với thị trường F&B khốc liệt như hiện nay thì cô sợ bản thân không đủ vững và mạnh. Tự nhận bản thân hiện chưa có gì nhiều ngoài danh hiệu Vua đầu bếp, vốn không, kinh nghiệp không, người giúp đỡ cũng không,.. chính vì thế thì bản thân hãy đi từ những điều nhỏ nhất. “Nếu mình mở 1 nhà hàng lớn giống như 1 người tí hon đang mặc chiếc áo quá rộng và ắt hẳn tỉ lệ thất bại sẽ là không nhỏ. Với cơ duyên ấy, mình bắt tay làm việc, vào bếp đúng nghĩa để tìm ra công thức của những loại bánh mì hợp với khẩu vị của nhiều người.” – Minh Nhật chia sẻ.

 

Cô nàng vua đầu bếp với những khó khăn khi mới lập nghiệp
Cô nàng vua đầu bếp với những khó khăn khi mới lập nghiệp

Sau tất cả cô nàng vua đầu bếp quyết định khởi nghiệp với một mặt hàng đồ ăn thông dụng rất phổ biến với người Việt là Bánh mì. Có ba lý do được nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đưa ra khi chọn bánh mỳ làm sản phẩm kinh doanh chuỗi. Thứ nhất, thị trường lúc đó chưa nghĩ đến một chuỗi nhà hàng cung cấp sản phẩm đồ ăn thông dụng, có phần đời thường như bánh mì. Mọi người đang quen với các chuối nhà hàng ăn trưa, ăn tối sang trọng, hoặc các đồ ăn nhanh như Lotteria, KFC.

Thứ hai là đặc tính của sản phẩm, bánh mỳ gần gũi với đời sống của người Việt, thị trường có thể mở rộng, thời gian phân phối có thể là bất kể thời điểm nào trong ngày. Thứ ba, bánh mỳ là sản phẩm dễ tùy biến, khả năng biến đổi tính cách sản phẩm được linh hoạt, ví dụ thay vì bán bánh mỳ trứng, bánh mình thịt nước thì có thể thay bằng bánh mỳ bò nướng, gà nướng… rất đa dạng.

Khởi nghiệp là câu chuyên không hề dễ dàng với bất kỳ ai và cả với cô nàng vua đầy bếp Minh Nhật cũng vậy. Nhất là với thị trường bánh mì – một loại đố ăn hiện hữu khắp các con nghách, ngõ hẻm của người Việt.  Nhà khởi nghiệp trẻ lúc đó phải tự mình xây dựng một thương hiệu, không bạn đồng hành, không nhà đầu tư, cô phải kiêm nhiệm hầu hết các công việc một mình từ chuẩn bị công thức, lựa chọn nguyên liệu, tính toán chi phí… cho đến chọn mặt bằng, gia công thiết kế, marketing, xây dựng hình ảnh thương hiệu…

 

Cửa hàng đầu tiên tại 13 Hàng Khay
Cửa hàng đầu tiên tại 13 Hàng Khay

Và sau tất cả những cỗ gắng nỗ lực thì cô nàng vua đầu bếp cũng đã khởi nghiệp thành công với cửa hàng bánh mì Minh Nhật đầu tiên tại 13 Hàng Khay, Hà Nội. Tiếp sau đó là 10 cửa hàng mới được mở ra ở nhiều địa bàn khác nhau, sau 8 tháng chuỗi bánh mì Minh Nhật đi vào hoạt động.  Và tính đến nay thì đã có tới 12 cửa hàng, phục vụ trung bình 3000 suất ăn mỗi ngày.

Ngoài những chia sẻ thú vị trên thì khi bắt đầu kinh doanh một loại hình sản phẩm nào đó thì nhà khỏi nghiệp hãy trang bị cho mình những công cụ trợ giúp đắc lực như phần mềm quản lý bán hàng để có thể quản lý cũng như tận dụng tối đa được sản phẩm, nguồn lực của mình