Quản lý bán hàng được xem là một trong bước quan trọng nhất trong bộ máy kinh doanh của các doanh nghiệp lớn nhỏ. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm cũng như ứng xử của các nhà quản lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những nhà quản lý bán hàng thành công, và sau đây là những lỗi điển hình mà các nhà quản lý có thể mắc phải và cách phòng tránh chúng.
Không giao tiếp với mọi người
Nghe thì có vẻ vô lý đúng không, có nhà quản lý nào mà không giao tiếp với nhân viên của mình. Tuy nhiên, giao tiếp muốn đề cập đến ở đây là sự trao đổi thông tin qua lại giữa các thành viên trong một nhóm, với khách hàng về thời gian, ngân sách, nhân sự,… tất cả mọi thứ liên quan đến hoạt động bán hàng.
Để có thể quản lý bán hàng thành công, bạn cần hiểu thị trường của mình, hiểu sản phẩm của mình, hiểu nhân viên và cách truyền đạt của họ đến với khách hàng. Và cách duy nhất sẽ là là giao tiếp trực tiếp với họ. Hãy phá bỏ khoảng cách giữa nhân viên và nhà quản lý để có thể là một nhà quản lý sáng suốt nhất.
Kỹ năng lập kế hoạch kém
“Không lập kế hoạch tức là
bạn đang lập một kế hoạch hoàn hảo nhất cho sự thất bại”
Bạn biết đấy, lập kế hoạch luôn là một việc tiên quyết quyết định sự thành bại cho bất kỳ chiến lược bán hàng nào. Và nhiệm vụ của nhà quản lý bán hàng chính là lập kế hoạch cho các chiến dịch bán hàng, chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Nó sẽ giúp tất cả công việc được thực hiện tuần tự và kịp thời có phương án dự phòng nếu gặp sự cố bất ngờ.
Một nhà quản lý bán hàng thành công sẽ luôn đặt một kế hoạch hoàn hảo lên hàng đầu, cân nhắc kỹ càng mọi tình huống có thể xảy ra và lường trước cách giải quyết.
Không hiểu rõ nhân viên của mình
Nhân sự được xem là tài nguyên vô cùng quý giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình để phát triển nguồn nhân sự tài giỏi, và hơn hết những nhà quản lý bán hàng cần làm được điều này. Một bộ máy bán hàng xuất sắc sẽ bao gồm những nhân viên bán hàng xuất sắc.
Do đó, nhà quản lý nên hiểu rõ được nhân viên của mình, điểm mạnh điểm yếu của họ là gì để có thể đưa ra những chính sách tạo động lực để họ phát huy năng lực tiềm tàng vốn có của họ.
Không thành thục công nghệ
Bạn biết đấy, thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, chỉ cần chậm chân một chút thôi là bạn đã trở nên lạc hậu so với các đối thủ. Công nghệ phần mềm quản lý bán hàng cũng là một trong những công cụ công nghệ giúp các nhà quản lý bán hàng có thể làm tốt công việc của mình.
Tuy công nghệ không thể thay thế chất xám của con người nhưng nó có thể giúp con người vận dụng chất xám nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì thế, các nhà quản lý đừng bao giờ nghĩ rằng kiến thức của mình đã đủ để quản lý bán hàng thành công, hãy luôn luôn lĩnh hội những kiến thức mới và áp dụng công nghệ vào bộ máy quản lý của mình.
Thưởng phạt không công minh
Thưởng phạt nhân viên là một vấn đề khá nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của các nhân viên. Làm tốt có thưởng, làm sai bị phạt là điều tất yếu nên làm. Tuy nhiên, thưởng thế nào, phạt ra sao để nhân viên cảm thấy xứng đáng và phục.
Nếu như thưởng phạt không công minh rất dễ dẫn đến tình trạng xung đột nội bộ, và nhóm của bạn sẽ nhanh chóng xảy đến nguy cơ tan rã. Để chắc chắn ngăn chặn trường hợp đó xảy ra, hãy thông báo trước với nhân viên của bạn về chính sách thưởng phạt để không xảy ra những mâu thuẫn về sau. Hãy nhớ, là một nhà quản lý, bạn cần làm đúng theo những gì bạn đã nói, không nên gây mất tin tưởng với nhân viên của mình.
Tham công tiếc việc
Đây có thể là một đức tính tốt, tuy nhiên trong trường hợp bạn là một nhà quản lý thì lại không nên. Tại sao ư? Bạn thử nghĩ xem, nhiệm vụ của một nhà quản lý là sắp xếp và quản lý công việc của các nhân viên của mình. Nếu vì tham công tiếc việc và lo sợ các nhân viên không thể hoàn thành tốt công việc theo ý muốn mà các nhà quản lý lại ôm đồm công việc về phía mình, điều này sẽ khiến các nhân viên ỷ lại và thiếu trách nhiệm trong công việc được giao.
Dễ lung lay tinh thần
Một nhà quản lý bán hàng thành công là một người có tinh thần “thép”, tất nhiên rồi, nhà quản lý là người dẫn đầu cho cả một bộ máy, nếu chính bạn dễ lung lay tinh thần chắc chắn sẽ khiến các nhân viên của mình cũng lung lay và dễ nản lòng trước những biến động từ bên ngoài.
Trong công việc, những sai lầm xảy ra là điều không thể tránh khỏi, ngay cả đối với các nhà quản lý. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý thành công, hãy luôn cẩn thận và rèn luyện bản thân mình thật tốt, hãy chắc chắn bạn đã nắm được cách để loại bỏ các sai lầm để đưa bộ máy kinh doanh của mình bứt phá nhé.