- Lượt xem: 498

Với những bí quyết kinh doanh với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần 1phần 2, chắc chắn đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn về chiến lược bán hàng đa kênh, cùng tham khảo phần 3 nhé!

 

Dự toán chi phí thiết lập cửa hàng

 

Khi dự toán được khoản chi phí ban đầu, bạn có thể dễ dàng tính toán được số vốn cần có, từ đó quyết định có phải vay thêm hay không… Một số chi phí mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải có bao gồm:

 

 

Chi phí đăng ký kinh doanh

 

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

 

Mua sắm trang thiết bị, máy móc cho cửa hàng

 

Chi phí nhập hàng

 

Thuê nhân viên

 

Chi phí thiết kế website bán hàng

 

Chi phí marketing và quảng cáo

 

Vốn lưu động

 

Dự báo lợi nhuận và lỗ

 

Lên kế hoạch doanh thu và chi phí hàng tháng, hàng quý, hàng năm để đánh giá liệu bạn có thể kiếm được lợi nhuận như mong đợi hay lỗ trong từng giai đoạn. Điều này giúp bạn phát triển mục tiêu bán hàng, quyết định giá bán và tỷ suất lợi nhuận. Để có thể đưa ra kế hoạch chính xác nhất, bạn nên dựa vào các số liệu của các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực.

 

Dự toán dòng tiền mặt

 

Nhiều cửa hàng kinh doanh có lãi nhưng nhiều khi vẫn lâm vào tình trạng hết tiền, nhất là những ngành có nhiều công nợ. Dự toán dòng tiền mặt sẽ giúp bạn có kế hoạch phân phối vốn kinh doanh hợp lý. Một số mẹo giúp bạn có thể quản lý tốt dòng tiền mặt đó là:

 

Có kế hoạch và dự toán dòng tiền mặt cho ít nhất 12 tháng tiếp theo để có thể chủ động nguồn vốn

 

Nếu nhận thấy có sự thiếu hụt tiền mặt thì cần có các biện pháp bổ sung dòng tiền kịp thời.

 

Xem thêm: Top 3 sai lầm cần tránh nếu muốn quản lý bán hàng hiệu quả

 

8. Xác định trước những rủi ro có thể gặp

 

 

Khi đã kinh doanh thì điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ gặp phải các rủi ro. Phần lớn các rủi ro đều ảnh hưởng đến lợi nhuận, thậm chí dẫn đến phá sản.

Vậy làm thế nào biết trước các rủi ro có thể gặp phải để tránh hoặc chủ động đối mặt? Sau đây là một số loại rủi ro phổ biến nhất mà các chủ shop, chủ doanh nghiệp hay gặp phải:

 

Rủi ro tài chính

 

Hầu hết các loại rủi ro đều có ảnh hưởng đến tài chính, làm tăng chi phí phát sinh hoặc gây tổn thất doanh thu. Tuy nhiên rủi ro tài chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền kinh doanh và gây tổn thất nặng nề về mặt tài chính. Ví dụ bạn có  một khách hàng quen và cho họ mua hàng và thanh toán công nợ sau 1 tháng nhưng bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời nào đó khách hàng đó không trả tiền hoặc trì hoãn thanh toán.

 

Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính đáng kể, nhất là khi bạn phải vay vốn ngân hàng để kinh doanh mà chưa có tiền để xoay vòng. Rủi ro tài chính là vấn đề thường xuyên gặp phải với các cửa hàng, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như shop kinh doanh hàng nhập khẩu, kinh doanh đồ order… Tỷ giá tiền tệ thay đổi đột ngột có thể khiến bạn bị thất thoát một khoản kha khá khi khi quy đổi.

 

Rủi ro hoạt động

 

Rủi ro hoạt động có thể là từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, mất điện, lỗi kỹ thuật… Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân đến từ chính bộ máy hoạt động của cửa hàng, doanh nghiệp, ví dụ một nhân viên trực fanpage Facebook khi khách hàng hỏi về một hàng hóa, nếu không có phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thì rất khó có thể kiểm tra kho hàng và tình trạng sản phẩm để trả lời cho khách, hoặc quy trình làm việc không được chuẩn hóa dẫn đến sai sót như giao nhầm hàng cho khách, sót đơn hàng, thanh toán thiếu… gây thất thoát hàng hóa, doanh thu.

 

Mặc dù rủi ro hoạt động không gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự sống còn của cửa hàng, doanh nghiệp nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu mà bạn đã xây dựng bao lâu.

 

Xây dựng được một chiến lược bán hàng đa kênh khoa học, hợp lý sẽ là bước đầu cho việc kinh doanh của bạn trở nên thành công hơn. Bán hàng đa kênh giúp bạn quản lý chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn về hàng hóa, đơn hàng, giao hàng, công nợ, quản lý nhân viên… Từ đó giúp bạn giảm được những thất thoát không đáng kể.

 

Rủi ro chiến lược

 

 

Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo chưa chắc sẽ đem lại thành công mỹ mãn vì thực tế có thể khác xa so với kế hoạch trên giấy. Một số rủi ro chiến lược có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh có thể kể đến như: nhu cầu của khách hàng thay đổi, một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ bước chân vào thị trường, nguyên vật liệu tăng giá đột biến, có sự thay đổi về công nghệ… Để đối phó với các rủi ro này, chủ shop, chủ doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong quản trị, thay đổi mô hình kinh doanh nếu cần thiết.

 

Hy vọng với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn quản lý bán hàng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Chúc bạn kinh doanh thành công!