- Lượt xem: 939

Trong bán lẻ, giá bán chính là yếu tố quyết định sự sống của sản phẩm, nếu không cân nhắc kỹ lưỡng bạn có thể gặp khó khăn trong việc kinh doanh của mình: bán giá quá cao thì không ai mua, nhưng giá thấp quá lại không đủ chi phí vận hành. Chính vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách định giá trong bán lẻ để kinh doanh có lời sau đây. Nếu như ở phần 1 của bài viết chúng ta đã tìm hiểu về 3 chiến lược cơ bản thì với phần 2 này hãy tiếp tục nghiên cứu thêm 5 chiến lược nữa để tìm ra cách thức phù hợp với doanh nghiệp mình nhé.

  1. Định giá khuyến mãi

Tâm lý khách hàng luôn ưu thích giảm giá, khuyễn mãi và đó chính xác à những gì chiến thuật này đề cập đến. Bạn có thể cân nhắc sử dụng chiến lược nay trong một vài trường hợp. Nó sẽ giúp tăng lưu lượng tuy cập vào cửa hàng của bạn, giải phóng số hàng tồn ứ đọng trong khó và thu hút một nhóm người nhạy cảm với giá đến cửa hàng của bạn.

  • Ưu điểm: thích hợp cho việc thu hút lưu lượng người lớn đến với của hàng của hjn và xử lý tồn kho cũ hoặc hết mùa
  • Nhược điểm: nếu sử dung quá thường xuyên, nó sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của cửa hàng và có thể gây trở ngại cho người tiêu dùng mua sản phẩm với giá thông thường
  1. Định giá lỗ để câu khách

Là một khách đi mua hàng bạn có muốn bước vài một cửa hàng và biết được họ đang giảm giá một mặt hàng khi mua nó cùng với một số mặt hàng khác khi bạn đang ở đó? Chắc chắ là rồi, thì bạn đã biết được thế nào là định nghĩa giá lỗ để câu khách, thu hút được khách hàng với sản phẩm mà họ mong muốn ở một mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh và hưởng lợi từ các sản phẩm bổ dùng mà họ sẽ mua trong khi ở cửa hàng của bạn.

  • Ưu điểm của chiến thuận là có thể có tác dụng rất lớn, đặc biệt là khi bạn xem xét hàng hóa đi kèm hoặc bổ dung mà người tiêu dùng sẽ mua khi họ ở trong cửa hàng của bạn.
  • Nhược điểm: cũng như tác dụng của việc sử dụng giảm giá quá thường xuyên thì khi bạn lạm dụng giá lỗ, mọi người sẽ trở nên thụ động trông chờ vào giá rẻ từ bạn
  1. Định giá theo tâm lý

Bán lẻ là một trò chơi số học và điều đáng ngạc nhiên khi các thương gia tận dụng những cách khác nhau để khách hàng cảm nhận được mức giá của họ, mở đường cho việc định giá theo tâm lý.

Khi mua hàng khách hàng đẫ chấp nhận đánh đổi và mất đi một phần giá trị họ.         Vì thế để bán được nhiều hàng hơn bạn phải làm giảm tâm lý mất mát của khách hàng. Theo cách cũ là những nhà kinh doanh sẽ kết thúc mức giá với những con số lẻ như 5,7,9. Trong đo số 9 thường được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất.

  • Ưu điểm: tác động trực tiếp vào tâm lý người tiêu dùng và kích hoạt việc mua hàng thông qua nhận thức về một thỏa thuận mặc cả hoặc giảm giá.
  • Nhược điểm: Với những hàng hóa xa xỉ, cao cấp, việc hạ giá của bạn từ một số nguyên như 1.000 USD xuống 999,99 USD sẽ thực sự gây tổn hại đến nhận thức thương hiệu của những gì bạn đang bán.
  1. Đánh giá dưới mức cạnh tranh

Chiến lược định giá này sử dụng mức giá đối thủ sử dụng như một chuẩn mực và cố định giá các sản phẩm thấp hơn họ để thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn.

  • Ưu điểm: nếu bạn đàm phán được với nhà cung cấp để có được chi phí thấp hơn cho mỗi đơn vị sản phẩm thì chiến lược này sẽ cực kỳ có tác dụng, cùng lúc đó tập trung vào cắt giảm chi phí và tích cực quảng cáo mức giá đặc biệt của bạn để thu được tối ưu lợi nhuận.
  • Nhược điểm: Sẽ khó khăn để duy trì chiến lược này nếu bạn là một nhà bán lẻ hơn và có lợi nhuận thấp hơn.
  1. Định giá trên mức cạnh tranh

Tương tự như chiến lược ở trên, vẫn lấy mức giá đối thủ sử dụng làm tiêu chuẩn cạnh tranh nhưng cố ý đẩy giá sản phẩm cao hơn và quảng bá thương hiệu của mình với hình ảnh cao cấp hơn, có uy tín hơn hoặc độc quyền. Nghiên cứu của nhà kinh tế học Richard Thaler xem xét những người đi chơi trên bãi biển tìm uống bia để làm mát, có 2 sự lựa chọn đó là mua tại một cửa hàng tạp hóa ven đường hoặc một khách sạn ở khu nghỉ mát gần đó và thấy rằng nhiều người đã sẵn sàng trả giá cao hơn tại khách sạn cho cùng loại bia.

  • Ưu điểm: chiến lược giá này là cung cấp giá trị hình ảnh tạo ra “ hiệu ứng hào quang” cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Đem đến cho người tiêu dùng nhận thức rằng sản phẩm của bạn có chất lượng tốt hơn và cao cấp hơn vào số tiền mà họ trả cho chúng.
  • Nhược điểm: Với đối tượng khách hàng nhạy cảm với giá hoặc có nhiều sự lựa chọn để mua các sản phẩm tượng tự có thể khó khăn khi áp dụng chiến lược này.

Không có phương pháp nào có thể tiếp cận rõ ràng để định giá, đó là mục tiêu di động và trên đây chỉ là một vài phương pháp bạn cân nhắc khi quyết định để có chiến lược phù hợp nhất và đem lại lợi nhuận do doanh nghiệp của bạn.