Sự bùng nổ của dịch Covid-19 vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 tại Việt Nam đã làm nhiều doanh nghiệp phải lao đao trong việc duy trì các hoạt động kinh doanh. Hàng loạt các hộ kinh doanh phải đóng cửa do không thể tiếp tục trụ vững trước những khó khăn của đại dịch. Vì vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng BOTA tham khảo những định hướng có tiềm năng giúp cho các doanh nghiệp lấy lại phong độ trong mùa dịch Covid-19.
Xem thêm:
Ba bí quyết cần lưu tâm để kinh doanh hoa tươi hiệu quả
Làm thế nào để sử dụng 4 công cụ marketing online hiệu quả nhất 2019
Top những giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả
1. Vạch ra kế hoạch mới trước khủng hoảng
Trước thời gian diễn ra dịch bệnh, rất nhiều doanh nghiệp đã đi theo kế hoạch riêng để phát triển việc kinh doanh của mình. Và trên thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp đang trên đà phát triển rất tốt với chiến lược và mô hình kinh doanh cũ. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã và đang làm cho thị trường kinh doanh trong nước có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường.
Không chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là cả những thương hiệu lớn như Soya Garden cũng phải chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, để thích nghi với những sự thay đổi mới của môi trường, các doanh nghiệp thật sự rất cần vạch ra một hướng đi và kế hoạch mới để thích nghi với môi trường và xu hướng tiêu dùng mới trong mùa dịch.
2. Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng mới: mua sắm online
Trong bối cảnh người dân cả nước hạn chế tiếp xúc trực tiếp bên ngoài thì xu hướng mua hàng online là một điều tất yếu. Số liệu khảo sát cho thấy 82% người tiêu dùng được hỏi có sử dụng dịch vụ mua hàng online trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 năm 2020. Đáng chú ý, sau đợt bùng phát Covid-19 lần thức nhất, mặc dù những quy định cách ly xã hội đã được gỡ bỏ, tuy nhiên 98% những khách hàng đã từng mua hàng online trong đợt dịch vẫn tiếp tục chọn sử dụng các dịch vụ shopping qua mạng.
Quả thực không thể phủ nhận những điểm mạnh của xu hướng mua sắm online. Sự thuận tiện trong việc khách hàng tiếp xúc với số lượng lớn các sản phẩm. Thay vì xếp lịch đến từng cửa hàng ở các con phố khác nhau, mất thời gian gửi xe và thử đồ thì giờ đây khách hàng có thể nhanh chóng xem ảnh mẫu những sản phẩm của cửa hàng cùng thông số chi tiết của sản phẩm qua các kênh bán hàng online.
Việc phát triển các kênh bán hàng online này cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguồn nhân lực cũng như tối đa hóa hiệu quả công việc nhờ việc áp dụng công nghệ như chức năng chat tự động, chốt đơn tự động qua website, …
3. Hướng đi cho những doanh nghiệp muốn đứng vũng trước đại dịch: mở rộng các kênh mua sắm trực tuyến
Thiết lập website
Những trang website không còn quá xa lại với các thương hiệu hay tập đoàn kinh doanh lớn. Tuy nhiên với những hộ kinh doanh vừa và nhỏ thì không phải ai cũng nhận ra tầm quan trọng của việc mở website cho mô hình kinh doanh của mình. Phát triển website sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với hơn 61% người mua hàng online.
Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát như thời gian gần đây, khi gần như mọi người tiêu dùng đều ưu tiên việc mua sắm qua mạng thì số lượng các khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận được nếu mở rộng việc bán hàng qua website chă chắn sẽ cao hơn. Không những vậy, việc mở website cũng giúp tăng hiệu quả hoạt động quảng cáo, xây dựng uy tín thương hiệu trong mindset của khách hàng.
Mở cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
Xu hướng mua sắm qua mạng tác động mạnh đến các sàn thương mại điện tử. Theo ước tính thì các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp nhận đến 3 triệu đơn hàng mỗi ngày và người tiêu dùng cũng bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho việc mua sắm online thay vì chọn mua trực tiếp tại các cửa hàng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử luôn nhận được những ưu đãi từ bên thứ 3 để thu hút người dùng và hỗ trợ cho cả người bán hàng. Bởi vậy, đây cũng là kênh bán hàng cực kỳ lý tưởng trong giai đoạn hiện tại khi dịch bệnh khiến cho người tiêu dùng chọn đặt mua hàng qua mạng nhiều hơn.
Sử dụng phần mềm bán hàng đa kênh POS
Nếu doanh nghiệp đã sử dụng website và các kênh bán hàng online trên sàn thương mại điện tử thì việc trang bị cho mình phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS là không thể thiếu. Phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành hơn rất nhiều so với việc áp dụng công nghệ thủ công.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tự động cập nhật trên hệ thống thông qua phần mềm POS. Từ việc tự động hóa xử lý đơn hàng đến việc đồng bộ hóa các kho hàng trên các kênh bán hàng khác nhau. Từ đó giúp việc tiếp cận với các khách hàng online hiệu quả hơn, cũng như hạn chế các hoạt động tiếp xúc giữa các nhân viên trong mùa dịch bệnh.
Trên đây là 3 lưu ý quan trọng cho các doanh nghiệp muốn trụ vững trong mùa dịch COVID-19.