Kinh doanh thực phẩm đang dần trở thành ngành kinh doanh thu hút nhiều người kinh doanh. Bởi nhu cầu về thực phẩm của mọi người ngày càng tăng, hơn nữa, nếu biết kinh doanh, lợi nhuận mà mặt hàng này mang lại là không hề nhỏ. Vậy nên, với tình hình kinh tế phát triển như hiện tại, mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch là cơ hội kinh doanh cho bạn. Tuy nhiên, những vấn đề về quản lý cửa hàng kinh doanh thực phẩm chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ về 1 con số sẽ dẫn đến sự sai sót rất lớn trong báo cáo doanh thu của cửa hàng bạn; thậm chí ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh hiện tại. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về cách làm sao để báo cáo doanh thu chính xác tuyệt đối khi quản lý cửa hàng kinh doanh thực phẩm.
Những vấn đề về quản lý cửa hàng kinh doanh thực phẩm ảnh hưởng đến báo cáo doanh thu
- Quản lý thông tin hàng hóa: Đối với ngành hàng kinh doanh thực phẩm thì việc quản lý thông tin hàng hóa chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng. Bởi số lượng mặt hàng rất đa dạng về loại thực phẩm như rau, củ, quả cũng có rất nhiều loại đủ mặt hàng rau khác nhau, hay các loại protein tôm, thịt, cá,… Chưa kể, các sản phẩm được bán ra theo số lượng, đơn vị gram, ki-lo-gram,… Thông tin hàng hóa cần được kiểm soát một cách chi tiết như tên sản phẩm, số lượng từng mặt hàng nhập vào, số cân nặng, số lô hàng, ngày tháng năm nhập lô; kiểm tra chất lượng của từng mặt hàng nhập vào. Hơn nữa, hàng hóa trong kinh doanh thực phẩm đối với những loại mặt hàng rau, củ, quả sẽ được nhập hàng ngày để luôn đảm bảo độ tươi, ngon, chất lượng. Vậy nên, việc kiểm kê thông tin hàng hóa mỗi ngày của bạn sẽ rất phức tạp và khó khăn.
- Quản lý tồn kho: Ở nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm thường xảy ra tình trạng các mặt hàng nông sản rau, củ, quả trong kho thừa hoặc thiếu, dẫn đến bị hư hỏng do thời gian quá lâu hoặc không đủ để phục vụ khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do quy trình nhập kho, quản lý tồn kho chưa được giám sát một cách chặt chẽ và khoa học. Hơn nữa, tình trạng quản lý số lượng tồn kho cũng không được cập nhật thường xuyên, hoặc những mặt hàng gần hết hạn sử dụng nhưng không được kiểm tra, bán trước; những mặt hàng sắp hết không được kiểm kê chính xác để có kế hoạch nhập hàng phục vụ khách hàng. Nếu để lâu dài, vấn đề này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của cả cửa hàng, thậm chí mất uy tín kinh doanh.
- Quản lý nhân viên bán hàng: Quản lý nhân viên bán hàng bao gồm chấm công nhân viên, thời gian làm việc, hiệu suất làm việc của nhân viên bán hàng. số giờ làm thêm, lương cơ bản,… Tính toán lương vào cuối mỗi tháng đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối để không gây ra thất thoát cho cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, với cách ghi chép sổ sách, quản lý truyền thống, việc tính toán sẽ gặp nhiều khó khăn, khó chính xác.
- Các khoản phát sinh trong quá trình hoạt động: Một số khoản phát sinh thường gặp trong kinh doanh thực phẩm như các khoản thuế, khoản khấu trừ các sản phẩm bị hư hỏng, mất doanh thu, hay các khoản tính vào thời gian làm thêm của nhân viên bán hàng và một số các khoản phát sinh khác. Tuy nhiên, các khoản phát sinh không tập trung tại một thời điểm mà có thể rải rác trong các ngày khác nhau, với những khoản lớn nhỏ riêng biệt, vậy nên, đòi hỏi bạn cần có cách ghi chép chính xác và chi tiết, để tránh tình trạng gây thất thoát, ảnh hưởng đến báo cáo doanh thu của cửa hàng.
Báo cáo doanh thu chính xác, chi tiết với phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Một lời khuyên cho bạn khi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm đó là nên cần một phần mềm quản lý bán hàng để đảm bảo công việc quản lý được diễn ra trơn tru, chính xác và hiệu quả nhất. Bởi phần mềm quản lý bán hàng là công cụ được ứng dụng công nghệ thông tin, giúp bạn giải quyết đến 80% các vấn đề trong quản lý cửa hàng kinh doanh; ở tất cả các khâu như quản lý hàng hóa, số lượng tồn kho, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng,…
Phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn dễ dàng trong quản lý thông tin hàng hóa tại cửa hàng kinh doanh thực phẩm; với hệ thống hỗ trợ đa dạng đơn vị nhập- bán; việc xuất- nhập các loại mặt hàng thực phẩm trở nên dễ dàng, tránh nhầm lẫn sai sót. Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng cũng được thiết kế tích hợp dễ dàng với cân điện tử, giúp quá trình mua bán cân đo đong đếm chính xác tuyệt đối. Việc quản lý hàng tồn kho được chi tiết qua chức năng quản lý tồn kho tới từng mặt hàng. Bạn hoàn toàn nắm được thời điểm nào cần bổ sung hàng hóa, hay tình trạng hàng hóa hết hạn,…
Với tính năng của phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn có được phương thức kiểm soát nhân viên hiệu quả. Việc tính lương cũng như năng suất làm việc của mỗi nhân viên sẽ được thống kê chính xác dù cửa hàng của bạn phải quản lý một cửa hàng hay vài chi nhánh. Đặc biệt, với báo cáo doanh thu được cập nhật liên tục sau mỗi thao tác thay đổi số liệu dưới dạng biểu đồ cột; giúp bạn luôn nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng mọi lúc mọi nơi.
Quỳnh Nguyễn