- Lượt xem: 564

Ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là một trong những ngành hàng bán hàng đa kênh có doanh số đáng kinh ngạc. Bao gồm tất cả những ngành hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của hầu hết người tiêu dùng toàn cầu như đồ ăn hàng ngày, đồ vệ sinh cá nhân,… là lý do các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này ngày càng xuất hiện dày đặc. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hiện nay, ngành hàng tiêu dùng nhanh còn có nhiều cản trở trên con đường phát triển. Gia nhập thị trường và tiếp cận sản phẩm mới đến tay khách hàng là một bài toán khó mà nhiều doanh nghiệp bán lẻ vừa cũ vừa mới đang gặp phải.

 

Ngay đến cả hai thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong bán hàng đa kênh ngành sữa, sở hữu thị phần nhất nhì là VinamilkTH True milk cũng gặp phải vấn đề về ra mắt sản phẩm mới. Sữa hạt óc chó là một sản phẩm hy vọng sẽ mang lại một cuộc cải cách lớn trong thói quen dùng sữa của người dân Việt Nam. Tuy nhiên với một mức giá đắt đỏ hơn rất nhiều khiến dòng sữa mới này tuy có tiếng vang lớn tại thời điểm ra mắt nhưng vẫn chưa mang lại lại được những lợi nhuận mong muốn.

 

Bởi đặc tính là ngành hàng tiêu dùng nhanh, có hạn sử dụng ngắn, giá cả không cao nên hầu hết người tiêu dùng có mức độ trung thành tương đối thấp. Hơn nữa, những thương hiệu mới ngày càng xuất hiện với tần suất dày đặc khiến cho người tiêu dùng cũng cảm thấy hoang mang và khó có thể phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau.

 

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

 

Tuy vậy, lại có một số mặt hàng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh chiếm giữ được lòng trung thành lớn từ phía người tiêu dùng. Có thể kể đến một số thương hiệu lâu đời như Omo, Kinh Đô, Colgate,… còn những thương hiệu có tuổi nghề còn ít rất khó có thể làm được điều này và đó cũng chính là một rào cản lớn khi các sản phẩm mới gia nhập thị trường.

 

Đối mặt với những thách thức đó, doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cần có những chiến lược marketing cụ thể nhằm “dọn đường” sạch sẽ giúp chiến lược ra mắt sản phẩm mới được dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

 

Đặt giá thấp hơn

 

Chiến lược giá thấp là một chiến lược tung sản phẩm mới được nhiều doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh sử dụng trong thời kỳ đầu tiên của chiến lược ra mắt sản phẩm mới, Bằng việc thiết lập giá thấp hơn giá hiện hành của đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ thu hút được người tiêu dùng có mức độ trung thành thấp với những sản phẩm đang sử dụng.

Đặt giá thấp là công cụ giành thị phần trong thời gian ngắn mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

 

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

 

Tuy nhiên, chiến lược nào cũng sẽ dễ xảy ra những rủi ro khi đối thủ của bạn sẽ bắt đầu tung ra những chương trình khuyến mãi cạnh tranh về giá với sản phẩm đó. Khi đó, những thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường có thể có lợi thế hơn khi thực hiện chiến lược khuyến mại, giảm giá để khách hàng dần quên đi sản phẩm mới trong thời gian nóng hổi nhất. Nói chung, bài toán cạnh tranh sẽ không có được một đáp án cụ thể cho mọi trường hợp, nên trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược nào, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng cần tính toán đến những rủi ro có thể xảy ra để chuẩn bị tinh thần ứng phó.

 

Tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm

 

Mỗi một sản phẩm đều được chia làm 2 phần giá trị bao gồm: Giá trị cốt lõi và giá trị gia tăng. Giá trị cốt lõi là những lợi ích chính mà người tiêu dùng tìm kiếm ở sản phẩm mua về. Đó là những gì mà các doanh nghiệp luôn luôn hướng tới để đáp ứng và đó là những giá trị rất ít khi thay đổi. Tuy nhiên, đi kèm với đó là giá trị gia tăng của sản phẩm ví dụ như bao bì, giá trị thương hiệu, giá trị cộng đồng,…và đây là những giá trị có thể thay đổi tùy theo thời gian, thời điểm và các mục đích khác nhau.

 

Nếu như không thể và không nên thay đổi giá trị cốt lõi thì những ngành hàng tiêu dùng nhanh nên tập trung nhiều hơn với những giá trị gia tăng. Bởi khi một sản phẩm đã trở nên quen thuộc với khách hàng thì những sự thay đổi từ bên ngoài có thể là một làn gió mới giúp khách hàng cảm thấy hứng thú với sản phẩm hơn. Những giá trị gia tăng có thể bị mai một theo từng thời điểm khác nhau và bị cũ đi nếu không được tu bổ. Cũng như việc cạnh tranh cùng ngành hàng thì giá trị cốt lõi khó có thể so sánh nên người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn theo giá trị gia tăng.

 

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

 

Cái đẹp luôn khiến người đối diện bị thu hút bởi bạn, vậy nên đừng bao giờ để bản thân trong bộ dạng xuề xòa. Giá trị gia tăng của sản phẩm ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng như vậy. Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm là cần thiết tuy nhiên doanh nghiệp tuyệt đối không nên bỏ quên giá trị cốt lõi của sản phẩm.

 

Là một ngành hàng có thị phần tiêu thụ lớn hàng đầu tuy nhiên lại gặp phải nhiều sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ lớn nhỏ khác nhau. Vừa phải cạnh tranh trên thị trường, vừa phải đối mặt với những thách thức khi ra mắt sản phẩm mới, liệu doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh của bạn có đang làm được điều đó…