- Lượt xem: 1050

Quản lý bán hàng cho các shop hiện nay không còn xa lạ. Trước đây,khái niệm hàng fake vẫn gắn liền với sản phẩm giả, “ nhái” cao cấp. Nhưng giờ đây, khái niệm này đang được áp dụng với một số lượng ngày càng lớn các chuỗi cửa hiệu bán hàng giá rẻ với nguồn gốc xuất xứ đáng ngờ. Bên cạnh Miniso còn rất nhiều cái tên khác tương tự nhu vậy Mumuso; Mini Good;Yubiso; Ximiso; Youi,…Hàng loạt cái tên nghe tưởng như là tiếng bập bẹ của trẻ con nay đã xuất hiện khắp nơi trên toàn cầu. Việc quản lý bán hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Xem thêm:

Tìm kiếm quản lý Quản lý bán hàng bằng phần mềm Bota Pos – Giải pháp giúp các doanh nghiệp thành công

Bật mí 3 lý do khiến bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng và sự vượt trội trong hình thức quản lý kinh doanh

1. Sự ra đời của các cửa hàng đồng giá 

Thế giới đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của các cửa hàng đồng giá với những đồ vật xuất xứ đáng ngờ. Ở tại các cửa hàng này bày bán tất cả mọi thứ; từ dép đi nhà tắm đến cốc chén và các thể loại khác. Điểm thu hút của các cửa hàng dạng này là cực kì đa dạng về sản phẩm ; màu sắc cũng như hình dáng…

Miniso được đánh giá là ông hoàng cho xu hướng này. Xuất hiện lần đầu vào năm 2013; Miniso nhanh chóng trở thành một hiện tượng với hơn 2.600 cửa hiệu khắp 60 nước. Miniso còn tự hào “khoe” doanh thu 1,8 tỷ USD nhờ vào mô hình “3 cao – 3 thấp”: hiệu quả cao; công nghệ cao; chất lượng cao và giá thấp; chi phí thấp; lợi nhuận thấp

2. Và những câu chuyện đằng sau

Tuy nhiên không ai biết câu chuyện phía sau những thương hiệu này. Theo Andrea Mak-một người tiêu dùng Hồng Kông “Lần đầu tiên vào Miniso; tôi tưởng thương hiệu và sản phẩm phải đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc.” “Nhất là thiết kế sản phẩm; như ấm pha trà có hình con cá ngựa này; nó không khác gì một sản phẩm của Muji Nhật, chưa kể cách trang trí cửa hàng cũng na ná như Uniqlo.”

Nhãn hiệu của Miniso cũng na ná như Muji và giống hơn là Uniqlo
Nhãn hiệu của Miniso cũng na ná như Muji và giống hơn là Uniqlo

3. Sự sao chéo văn hóa

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là Miniso bị cáo buộc “copy văn hóa”; thể hiện mình là một thương hiệu Nhật Bản. Trên website được thiết kế web chuẩn SEO; Miniso đã nhấn mạnh là được sáng lập bởi nhà thiết kế Nhật Bản  Miyake Junya và doanh nhân Trung Quốc Ye Guofu tại Tokyo. Nhưng  trụ sở chính của công ty thực chất nằm tại Quảng Châu; với gần 85% sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc; còn lại là từ Đài Loan và Hàn Quốc. Thật có quá nhiều điểm đáng nghi trong câu chuyện.

Cho dù vậy tốc độ phát triển của Miniso vẫn luôn duy trì ở mức độ “kinh hoàng”. Vào tháng 9 vừa qua; Miniso vừa nhận thêm 144 triệu USD từ gã khổng lồ công nghệ Tencent và quỹ đứng đằng sau thành công của JD.com và Baidu – Hillhouse Capital.

4. Bước đệm cho sự ra đời của các thương hiệu “ăn theo”

Với tình hình kinh doanh hiện tại, Miniso tự tin sẽ đạt doanh thu 14,5 tỷ USD với hơn 10.000 cửa hàng trên khắp thế giới vào năm 2020.

Những bước tiến mà Mimiso đạt được đã tạo ra hàng loạt các chuỗi cửa hiệu “ăn theo” tương tự. Nếu Miniso “giả Nhật”thì Mumuso “nhái Hàn”. Những thương hiệu ăn theo đang “tung hoành” khắp thế giới nhờ lý luận “sao chép văn hóa không hề phạm pháp”.

Mumuso - đệ tử của Mimiso
Mumuso – đệ tử của Miniso

Tại Việt Nam đã có những cảnh báo về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm từ các thương hiệu này. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc và Nhật Bản đã làm mưa làm gió trong hơn thập kỉ qua. Các thương hiệu nhái Nhật và Hàn được giới trẻ ủng hộ mạnh mẽ.

Michael Hurt, giáo sư Đại học Seoul, hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy cửa tiệm Mumuso tại Việt Nam. “Ngay lập tức, tôi phải chụp hình lại, tất cả chữ Hàn Quốc trên sản phẩm đều không có nghĩa gì cả; một số từ còn sai ngữ pháp trầm trọng… Nhưng đáng quan ngại nhất là sự sao chép trong marketing, trang trí, hình ảnh và đóng gói.”

5. Câu chuyện sao chép văn hóa

Các thương hiệu được nhận định chỉ là sao chép bản sắc văn hóa Hàn Quốc. Cho đến nay, dù đang “đánh lừa” người dùng tại hàng trăm nước; các nhãn hiệu như Miniso và Mumuso chưa hề nhận một bản án vi phạm bản quyền nào vì “văn hóa” là một thứ không thể đăng ký được.

Đây là câu chuyện của việc sao chép bản sắc văn hóa. Việc sao chép “phong cách”; “văn hóa” hay thậm chí là để hẳn chữ “Japan” và “Korea” trên logo; bao bì hoàn toàn hợp pháp vì từng sản phẩm vẫn được chú thích rõ về nguồn gốc thật sự của mình.

Sự sao chép văn hóa cũng không còn là một hiện tượng hiếm thấy. Tại Hàn Quốc các thương hiệu mang phong cách Pháp như Tous Les Juour; Paris Baguette cũng đang làm điều tương tự. Các loại bánh được sản xuất tại các cửa hàng này hoàn toàn không giống sản phẩm mua được ở Pháp.

6. Sự thật về sao chép văn hóa

Như vậy Miniso hay các thương hiệu khác đều không vi phạm pháp luật . Dù có nhái hơi hướng phong cách của các quốc gia khác; nhưng không có luật nào cấm cản.Bởi văn hóa không đánh dấu được bản quyền.

Nếu sản phẩm ghi sản xuất một nơi nhưng lại được sản xuất “một nẻo” thì các công ty có thể bị phạt. “Nhưng chẳng có gì cấm tạo ra một thương hiệu nghe như tiếng Nhật hay tiếng Hàn”; bà Laura Wen-yu Young, chuyên gia công ty luật Wang and Wang ở San Francisco; phát biểu.

Như vậy, luật sở hữu trí tuệ hiện tại không thể áp vào trường hợp Miniso hay các thương hiệu tương tự.

Dù có bị tẩy chay bằng cách nào; các thương hiệu nhái vẫn sẽ phát triển nếu thu hút được lượng tiêu dùng lớn. Tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng!


Chia sẻ: