Chỉ còn vài ngày nữa, ngày hội bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á- AFF Cup 2018 sẽ chính thức khởi tranh. Dưới sự chỉ đạo tài tình của HLV Park Hang Seo; Đội tuyển Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ chạm được tay vào chức vô địch sau một thập kỷ. Bỏ qua các yếu tố về chuyên môn; hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về một khía cạnh rất khác của bóng đá đó là Park Hang-Seo và bài học quản trị trong kinh doanh
1.Bài học quản trị kinh doanh về xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với tổ chức
Chưa đầy 1 năm kể từ khi tiếp quản chiếc “ghế nóng”; HLV Park đã đạt được thành công mà bất kỳ người hâm mộ nào, trong những giấc mơ điên rồ nhất cũng không thể tưởng tượng ra. Thành công đó trước tiên đến từ việc ông Park đã tìm hiểu kỹ về bóng đá Việt Nam. Ông đã tìm ra những con người phù hợp để xây dựng thành một đội bóng mạnh; với triết lý “Tuyển Việt Nam không có ngôi sao; ngôi sao duy nhắt nằm trên ngực áo”. Không nói đâu xa; quả bóng vàng Việt Nam 2017- Đinh Thanh Trung bị loại bời vì không phù hợp với chiến thuật mà ông Park sẽ sử dụng cho AFF sắp tới.
Bài học rút ra ở đây chính là cần tìm những con người phù hợp nhất; chứ không phải giỏi nhất cho công ty của bạn.
2. Bài học về bố trí nhân sự và tối ưu hóa nguồn nhân lực của tổ chức
Bố trí nhân sự
Trong từng trận đấu, ông đều quá những bố trí về đội hình khác nhau sao cho phù hợp với từng đối thủ; có được điều đói là nhờ sự đóng góp của cả ban huấn luyện. Điều này giúp phát huy hết khả năng, điểm mạnh của từng cầu thủ trong từng trận đấu, ở từng thời điểm.Chắc ai cũng nhớ pha thay người quyết định của ông Park; khi quyết định đưa Văn Toàn vào sân trong trận gặp Syria ở giải ASIAD vừa rồi đã giúp Việt Nam tiến vào Tứ kết. Đó chính là nghệ thuật bố trí nhân sự của ông.
Tối ưu hoá nguồn nhân lực
Nhờ tối ưu hóa được đội ngũ của mình, HLV Park đã “lột xác” một đội bóng có bị đánh giá là “lót đường” cho các ông lớn trong châu lục. Từ giải U23 châu Á đến ASIAD 2018; Việt Nam đã hiên ngang quật ngã các đối thủ sừng sỏ khiến tất cả đều phải ngỡ ngàng.
Bài hoc rút ra ở đây đó là biết cách sử dụng những con người có trong tay; biết lắng nghe những ý kiến đóng góp, thậm chí là những ý kiến phản biện trên tinh thần xây dựng; tận dụng trí tuệ tập thể trong quá trình ra quyết định. Ngoài ra, lãnh đạo cần giao việc đúng người nhằm phát huy tối đa điểm mạnh của từng cá nhân; đồng thời duy trì tính đoàn kết trong tập thể để đạt được mục tiêu đề ra.
3. Bài học về áp dụng và vận hành hệ thống quản lý hiện đại, linh hoạt
Trong bóng đá hiện đại, vai trò của HLV không đơn thuần là “huấn luyện” (Coach) mà còn đóng vai trò là “nhà quản lý” (Manager).
Để có thể sử dụng chiến thuật một cách linh hoạt, thay người hợp lý mang lại thành công cho đội bóng, ông Park đã vận dụng thành thục kinh nghiệm huấn luyện chuyên môn lẫn quản lý và vận hành một đội bóng.
Chuẩn bị kế hoạch với từng tình huống
Để lên được chiến thuật cũng như cách đá với từng đối thủ cần chuẩn bị lên kế hoạch chi tiết từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ, bố trí đội hình, đến chiến lược thay người trong từng kịch bản trận đấu. Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất trong một hệ thống quản lý nói chung và vận hành đội bóng nói riêng. Nói cách khác, nếu thất bại trong việc chuẩn bị thì sẽ là chuẩn bị cho thất bại.
Đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, nếu không lên kế hoạch chi tiết trong ngắn hạn hay dài hạn, kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày thì khả năng thất bại và không đạt mục tiêu đề ra là rất cao.
Phân chia nhiệm vụ rõ ràng
Sau khi lên kế hoạch chi tiết, tiếp theo là triển khai chiến lược, chiến thuật trong trận đấu. Nhà quản lý cần phân công rõ vai trò, nhiệm vụ của từng cá nhân thông qua việc trả lời các câu hỏi: Ai, việc gì, ở đâu, như thế nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra?
Cách bố trí đội hình, sử dụng người ở từng thời điểm của HLV Park là bài học giá trị mà các nhà quản lý có thể học hỏi.
Và cuối cùng
Giống như cách HLV Park thay đổi sơ đồ chiến thuật khi nào thì tấn công khi nào thì phòng ngự, khi nào thì luân chuyển nhân sự, hoán đổi vị trí của từng cầu thủ, khi nào thì thay người. Sau khi kiểm tra thấy tình hình thực tế, nếu thấy cần phải điều chỉnh; thì nhà quản lý phải có hành động chỉnh sửa cụ thể nhằm đảm bảo hệ thống vận hành tốt, đúng hướng, đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.
4. Bài học về tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và thúc đẩy nhân viên
HLV cũng như nhà quản lý một doanh nghiệp hay tổ chức; phải là người dẫn dắt, truyền ngọn lửa nhiệt huyết vào cầu thủ cũng như nhân viên. Vai trò của HLV hay nhà quản lý rất quan trọng trong việc dẫn dắt đội ngũ; duy trì tính kỷ luật, tinh thần đồng đội để đạt được mục tiêu đề ra
Có thể nói ông Park là bậc thầy trong khía cạnh này; từ việc đề ra quy chế làm việc rõ ràng, thiết lập môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh giữa các cầu thủ; xây dựng tính đoàn; kết thông qua các việc nhỏ nhặt nhất là không được phàn nàn khi đồng đội sai; tích cực thông tin lẫn nhau trên sân. Và đặc biệt tuyệt đối tuân thủ kỷ luật chiến thuật của ban huấn luyện.
Bên cạnh đó; HLV Park còn tỏ ra rất tâm lý trong việc thúc đẩy tinh thần của cầu thủ. Chắc hẳn những hình ảnh đời thường của ông Park đã không còn xa lạ; như như ôm hôn, tựa đầu – bắt tay từng cầu thủ sau trận đấu, khen họ trước giới truyền thông; nhớ từ ngày sinh nhật đến ngày mất của người thân cầu thủ. Tất cả đã thúc đẩy đội ngũ làm việc hết mình vì mục tiêu của HLV cũng như của đội bóng U23 Việt Nam.
Bài học rút ra; Một nhà quản lý giỏi phải biết xây dưng kỷ luật và sự gắn kết cho nhân viên trong tổ chức. Ngoài ra phải có những biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên