- Lượt xem: 544

 

Khi thời đại công nghệ bùng nổ con người cũng dần chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến thì Omni – Channel ( bán lẻ đa kênh) ra đời để phục vụ nhu cầu và đang có sức ảnh hưởng rộng lớn.

 

Bán lẻ đa kênh là gì?

 

 

“Bán lẻ đa kênh” là một thuật ngữ mới và được nhiều nhà bán lẻ truyền thống lựa chọn trước sự thay đổi của người tiêu dùng trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và mua sắm hàng hóa. Là hình thức bán lẻ kiểu mới kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu.

 

Mô hình bán lẻ đa kênh cho phép kết nối liền mạch việc trải nghiệm mua sắm ở cửa hàng truyền thống và kênh bán hàng trực tuyến.

 

Nếu ngành bán lẻ truyền thống mắc phải vấn đề khó khăn là chi phí thuê mặt bằng cao, sử dụng nhiều nhân công và không mạnh về công nghệ thì ngược lại, hình thức mua hàng trực tuyến khách hàng chỉ được xem hình ảnh, video hay xem các bình luận để thẩm định chất lượng hàng hóa.

 

Hai hình thức này đều có những nhược điểm khiến người tiêu dùng chưa đủ thỏa mãn. Dưới sức ép cạnh tranh của thị trường, các nhà kinh doanh buộc phải chuyển mình và đưa ra mô hình bán hàng mới đánh thức các thị trường ngách và đón nhận nhiều phân khúc khách hàng mới. Và sự ra đời của bán lẻ đa kênh chính là hình thức khắc phục được tất cả những điểm yếu này.

 

Xu hướng tất yếu của thị trường

 

 

 

Để đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp có một vài cách chính như : cửa hàng truyền thống , Website (cửa hàng online), Mạng xã hội (kênh bán hàng và phát triển cộng đồng), Sàn thương mại điện tử (các chợ, siêu thị online), bán hàng qua ứng dụng,  sử dụng mạng lưới cộng tác viên hoặc website khác …

Và bán hàng đa kênh đang trở thành xu hướng tất yếu của thị trường. Thay vì bán hàng trên kênh truyền thống, các doanh nghiệp kết hợp nhiều kênh để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng.

 

Bởi nếu chỉ dựa vào một nền tảng bán hàng truyền thống tại cửa hàng hay bán hàng online doanh nghiệp sẽ bị giới hạn khả năng và sức cạnh tranh so với đối thủ nên dễ dẫn đến thất bại.

 

Hệ thống bán hàng đa kênh là sự tích hợp của tất cả các nền tảng bán hàng thống nhất, quản lý tập trung, thực hiện trên một quy trình duy nhất nhưng có thể bán hàng trên nhiều kênh.

 

Nhiều kênh được đồng bộ và đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng với sự kết nối xuyên suốt, nhất quán giữa các kênh, tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, giúp quá trình mua hàng thuận tiện, hiệu quả và tối ưu. Là xu hướng tất yếu và là sự sống của ngành bán lẻ khi tiết kiệm nhân lực nhưng vẫn phát triển đa kênh hiệu quả.

 

Đem lại nhiều cơ hội cho thị trường

 

 

Với xu hướng tiêu dùng thông minh, bán hàng đa kênh mở ra nhiều cơ hội cho cả nhà sản xuất lẫn nhà bán lẻ:

 

Đầu tiên là cơ hội “phá vỡ” kế hoạch mua hàng, người mua hàng truyền thống đều có kế hoạch trước khi mua một cái gì đó, điều này khiến cho các thương hiệu khó lòng lôi kéo, thu hút người tiêu dùng mới. Tuy nhiên, người mua đa kênh sẽ so sánh giữa các thương hiệu khác nhau trước khi quyết định.

 

Tiếp theo là cơ hội bán hàng trữ lượng lớn. Với đặc thù di chuyển bằng xe máy, người Việt rất hiếm khi mua hàng trữ lượng lớn vì việc vận chuyển khá cồng kềnh, khó khăn. Và con số này ở người mua hàng đa kênh là 44%.

 

Cuối cùng, gia tăng hiệu quả của các chương trình khuyến mãi. Hiện nay, khi người tiêu dùng dễ bị choáng ngợp trong các chương trình khuyến mại dẫn đến thực tế chỉ số ít người Việt mua hàng do muốn tận dụng các chương trình khuyến mại.

 

Trong khi đó, có đa số người tiêu dùng đa kênh quyết định mua sắm do các chương trình khuyến mại.

 

Tham khảo: Chiến lược quảng cáo trên Facebook thu hút hàng triệu khách hàng

 

Cung cấp sự trải nghiệm liền mạch cho khách hàng

 

 

Bán lẻ đa kênh là đảm bảo rằng tất cả các kênh bán hàng trực tiếp (offline) và trực tuyến (online) đều được tích hợp và kết nối lẫn nhau.

 

Dù bán hàng qua kênh truyền thống, nền tảng website hay ứng dụng di động cũng đều phải mang đến cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, nhất quán từ khâu tìm kiếm hàng hóa đến thực hiện lệnh mua hàng.

 

Người tiêu dùng thường sử dụng các thiết bị di động để đưa ra quyết định mua sắm. Họ sẽ tham khảo sản phẩm qua các kênh khác nhau trong quá trình mua hàng như mạng xã hội, website, ứng dụng di động, cửa hàng truyền thống,… của nhà bán lẻ vào nhiều thời điểm trước khi đi đến quyết định mua hàng.

 

Với nhu cầu của khách hàng mua hàng online, theo kinh nghiệm phân tích họ sẽ là vào Facebook để tìm kiếm nguồn hàng, từ đó sẽ nhấp chuột vào đường dẫn liên kết để vào website rồi đặt mua hàng, chọn cách thức vận chuyển và thanh toán.

 

Bởi vậy, nhiệm vụ của nhà bán lẻ là luôn sẵn sàng tương tác liền mạch với khách hàng trên tất cả các kênh về thông tin sản phẩm như giá cả, chủng loại, chính sách khuyến mại,… Mô hình bán lẻ đa kênh cho phép khách hàng lựa chọn thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, hình thức giao hàng.


Chia sẻ: