- Lượt xem: 179

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, bán hàng online đã phát triển với tốc độ cực nhanh cả về quy mô lẫn hình thức, rất nhiều cách bán hàng trực tuyến được sáng tạo nhằm phục vụ tối đa cho khách hàng. Mặc dù là tín hiệu đáng mừng nhưng đối với người mới làm quen với phương pháp kinh doanh mới mẻ này lại khá bỡ ngỡ, họ thường lúng túng trong việc chọn kênh bán hàng phù hợp với mình. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số kênh hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh online trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Câu chuyện giữa kinh doanh truyền thống và thời công nghệ số

1. Website – kênh thương hiệu riêng

Nếu bạn muốn việc bán hàng online của mình trở nên chuyên nghiệp hơn thì hãy thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp. Bán hàng online khác với truyền thống ở chỗ nó không cần cửa hàng truyền thống trên phố. Các bước từ quảng cáo, đăng tải sản phẩm tới giao dịch đều tiến hành trên mạng. Bằng việc xây dựng website, bạn đã tạo ra một cửa hàng ảo cho chính mình. Nơi đây là thế giới bán hàng của riêng bạn, bạn có thể bày ra những sản mà mình thích, đưa ra các quy định và các chương trình khuyến mãi bất kỳ lúc nào bạn muốn. Nếu làm tốt, website sẽ trở thành kênh thương hiệu trực tuyến rất hiệu quả.

Tuy nhiên bạn cần biết một điều, để thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp không hề đơn giản. Bạn cần phải chú ý đến nhiều yếu tố để có thể thiết kế website đạt chuẩn, mang lại nhiều trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Website – kênh thương hiệu riêng (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thiết kế và sử dụng website bạn cũng phải tìm ra những phương pháp để thu hút người ghé thăm, thuyết phục họ mua hàng và đặc biệt là sẽ quay trở lại lần sau. Tất cả những việc này phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn, như vậy mới đem đến hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Bí quyết để khách hàng quay trở lại website bán hàng để biết mình nên làm như thế nào.

2. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Đây là phương án thay thế cho kênh website nếu bạn cảm thấy mình không có đủ tiềm lực để gây dựng một “cửa hàng ảo” thật hoành tráng và chuyên nghiệp. Các sàn giao dịch thương mại điện tử đã xuất hiện rất nhiều, lớn mạnh trong nước như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,… Các sàn giao dịch này chỉ đóng vai trò trung gian, là đơn vị cung cấp gian hàng ảo cho người bán và hưởng lợi nhuận từ chi phí đăng ký hoặc hoa hồng giao dịch.

Sàn giao dịch thương mại điện tử (Ảnh minh họa)

Bạn có thể đăng ký một gian hàng trên các sàn giao dịch trên, đăng tải hình ảnh sản phẩm và thực hiện quảng cáo theo những quy định của từng sàn thương mại. Điểm tiện lợi của hình thức này là bạn không mất chi phí khởi tạo, duy trì mà lại có thể tận dụng tập khách hàng sẵn có, không mất nhiều cho quảng cáo, các hình thức thanh toán trực tuyến cũng được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, đúng như đặc điểm của một kênh chợ ảo, chính trong các sàn mua bán này, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác, rất dễ mất khách hàng vào tay họ.

3. Diễn đàn – kênh rao bán

Từ khi mạng xã hội phát triển rầm rộ thì các diễn đàn trao đổi không còn giữ vững vị thế hàng đầu của mình trên cộng đồng trực tuyến nữa, nhưng cũng không vì vậy mà diễn đàn đánh mất tầm quan trọng vốn có. Diễn đàn không “hỗn tạp” như việc bán hàng online trên mạng xã hội, chúng có chủ đề riêng, hướng đến đối tượng riêng, tính tương tác cao, là nơi nhiều người tìm đến để giải đáp vấn đề hoặc làm quen kết bạn. Ngoài ra, diễn đàn cũng có thể biến thành một kênh kinh doanh hữu ích nếu bạn biết tận dụng các ưu điểm của nó.

Diễn đàn – kênh rao bán (Ảnh minh họa)

Hiện nay, ngoài các diễn đàn chuyên để rao bán như chotot.vn, 5giay.vn,… thì hầu như diễn đàn nào cũng có mục Rao vặt nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán của đa số thành viên. Tại đây bạn có thể thoải mái đăng tải sản phẩm hay giới thiệu việc kinh doanh của mình trong các chủ đề thảo luận mà không phải mất một khoản phí nào. Nhờ ưu thế đã định hướng đối tượng của diễn đàn nên bạn không cần mất công tìm kiếm khách hàng tiềm năng nữa, rất thuận tiện cho quá trình quảng cáo. Tuy nhiên, khi đăng tin mua bán trên diễn đàn bạn cũng cần chú ý đến quy định của từng website để không bị khoá tài khoản.

4. Mạng xã hội – kênh kết nối

Như đã nói tại phần mở đầu, người dùng Việt Nam dành 3 trong số 5 giờ online để vào mạng xã hội, điều này chứng tỏ mạng xã hội đang có tầm ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng mạng. Các kênh mạng xã hội hay còn được gọi là kênh kết nối cũng vì thế mà trở thành nơi hoàn hảo cho kinh doanh online bùng nổ.

Mạng xã hội – kênh kết nối (Ảnh minh họa)

Các trang mạng xã hội nổi tiếng hiện nay có thể kể đến Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,… mỗi trang lại có những đặc điểm riêng như Facebook với lượng người dùng lên đến con số vài tỷ, Instagram chuyên đăng tải ảnh, Youtube là ông vua video,… Nhưng dù khác biệt thế nào thì điểm chung của các trang này vẫn là khả năng kết nối mạnh mẽ với khách hàng, điều rất cần thiết trong kinh doanh.

Bạn có thể lập những Fanpage hay tài khoản cá nhân chuyên để bán hàng, đăng tải hình ảnh sản phẩm, nội dung dịch vụ mà mình cung cấp lên đây. Dựa vào những mối quan hệ ảo, thông tin về việc kinh doanh của bạn có thể lan truyền tới mọi ngóc ngách trên Internet, chỉ cần khéo léo và biết nắm bắt xu hướng bạn hoàn toàn có thể làm giàu từ đây. Sử dụng mạng xã hội làm kênh kinh doanh online chính hoặc chỉ là kênh quảng bá cũng được. Nhưng hãy nhớ thật kĩ một bí quyết, đó là sự lan toả.

5. Zalo, KakaoTalk, Line,…

Vài năm trở lại đây, khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến hơn đã xuất hiện một ứng dụng đang ngày càng phát triển, thậm chí còn có xu thế “đe doạ” các nhà mạng viễn thông Việt Nam. Đó là OTT – dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí – đơn cử như Zalo (của Việt Nam) hay KakaoTalk, Line (của Hàn Quốc).

Các ứng dụng này cho phép người dùng kết nối với nhau thông qua số điện thoại, có thể gửi tin nhắn hay gọi điện khi sử dụng mạng. Ngoài chức năng chính đó người dùng còn có thể tạo trang cá nhân riêng để đăng tải ảnh, chia sẻ suy nghĩ của mình đến bạn bè.

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu 5 kênh hỗ trợ bán hàng online cực kì hữu ích, bạn có thể sử dụng đơn lẻ hay kết hợp các kênh này để làm tăng hiệu quả cho việc kinh doanh của mình.