Mỗi năm trôi qua, cuộc chiến tồn tại của các nhà bán hàng vật lý ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Nhu cầu và mong đợi của khách hàng ngày càng cao và doanh thu e-commerce ngày một tặng, các doanh nghiệp chậm chạp trong việc thích nghi với một thế giới kỹ thuật số thì đang phải đối mặt với cả một con đường chông gai phía trước, theo một nghiên cứu gần đây của Aruba, thuộc công ty Hewlett Packard Enterprise.
Bản báo cáo “Con đường tới Kỹ thuật số trong ngành Bán lẻ” (“Road to Digitalization in Retailing”) đưa ra các kết quả từ một nghiên cứu được thực hiện với hơn 900 nhà quản lý và nhân viên trong các hãng bán lẻ toàn cầu, và phỏng vấn hai chuyên gia trong ngành: Gabrielle Hase, cố vấn chiến lược thương mại điện tử và Daniel Bobroff, nhà sáng lập ASOS Ventures.
Bản báo cáo này chỉ ra tại sao sau nhiều năm im ắng, giờ là lúc ngành bán lẻ phải nâng tầm vị thế của công nghệ. Điều này có nghĩa là các hãng bán lẻ cần đầu tư mạnh tay hơn vào Omnichannel để đạt được những mục tiêu quan trọng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tăng doanh thu,…
Xem thêm: Startup học hỏi được gì từ câu chuyện thành công của GrubHub?
Nghiên cứu này đã chỉ ra 5 xu hướng chính hiện nay
- Chậm cập nhật công nghệ nơi làm việc: So sánh với các ngành khác, ngành bán lẻ đang chậm chạp trong việc sử dụng công nghệ nơi làm việc. Có tới ⅔ (63%) các quản lý và nhân viên trong khảo sát cho biết tổ chức của họ đang có nguy cơ tụt lại phía sau các đối thủ nếu không áp dụng công nghệ mới.
- Nhân viên phải được trang bị công nghệ: Để phát triển, các hãng bán lẻ vật lý trong tương lai gần cần phải cung cấp cho nhân viên các công cụ kỹ thuật số có kết nối. Các công cụ này cho phép họ mang đến các dịch vụ cá nhân hóa cho từng khách hàng. Hiện nay, có ít hơn ⅔ (39%) các đối tượng tham gia khảo sát có thể truy cập tới các ứng dụng điện toán đám mây. Các ứng dụng này vừa mang tới sự hợp tác tốt hơn vừa đảm bảo năng suất cao hơn trong môi trường bán lẻ.
- Nhu cầu về thông số sâu và chính xác hơn về kho hàng và hàng tồn: Khách hàng luôn mong đợi nhà bán hàng có thể cung cấp cho họ cái họ muốn, vào lúc họ muốn và ở nơi họ muốn. Chỉ bằng cách cải thiện hệ thống dữ liệu và sử dụng tốt hơn công nghệ scan RFID và gắn nhãn điện tử, thì các nhà bán hàng mới có thể giải quyết vấn đề muôn thuở là biết được chính xác kho hàng có gì vào bất kỳ lúc nào và món hàng họ cần nằm ở đâu.
- Những rào cản cũ cần bị phá bỏ: Liên kết bán hàng vật lý với kỹ thuật số sẽ yêu cầu các bộ phận và cấu trúc hiện hành trong tổ chức bán lẻ bị phá bỏ, vì thế các hệ thống nội bộ có thể vận hành cùng nhau trơn tru để mang tới trải nghiệm tốt đẹp, cá nhân hóa mà khách hàng giờ đây mong đợi.
- Cơ hội để suy nghĩ về lâu dài: Các nhà bán lẻ cần chấp nhận sự cần thiết của khoản đầu tư lớn và cả các hệ thống và con người, và để tìm những phương pháp mới để đo đếm thành công mà có giá trị cả về ngắn lẫn dài hạn.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh dẫn tới thành công ngoạn mục của DoorDash
Phương pháp đo đếm mới và tìm đúng người tài trong thời đại kỹ thuật số
Khi nhìn vào những dự án chuyển đổi, các nhà bán hàng cần nhìn vào những cách mới để đo đếm thành công và nghĩ về lâu dài theo chỉ số ROI. Ông Daniel Bobroff tin rằng:”Chúng ta đang nói về sự tiến bộ không ngừng, và chỉ số ROI có xu hướng hạn chế điều đó: bạn có thể hoặc đạt mục tiêu hoặc bạn có thể hủy hoại cả một dự án. Cần có các chí số và cách tính khác để giúp chúng ta đi tới thành công.
Các nhà bán hàng cũng phải chấp nhận rằng họ không thuê nhân sự cho cuộc chuyển đổi kỹ thuật số theo cách truyền thống, nội bộ. Ông Bobroff cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà làm việc trong một công ty startup phát triển nhanh hoặc tự kinh doanh thì quyến rũ hơn là đi làm cho một hãng bán hàng có sẵn. Để tiếp cận được với các nhân sự có trình độ cao trong mảng này, bạn cần phải thuê ngoài (outsource). Bạn cần tạo ra một văn hóa mà cho phép bạn kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực nội bộ và bên ngoài.”
Nhân viên vui vẻ, khách hàng hạnh phúc
Những nhà bán hàng thành công sẽ đi đến đâu mà khách hàng của họ muốn. Điều đó có nghĩa là phá bỏ những rào cản nội bộ và sử dụng công nghệ ở mọi khâu kinh doanh để đảm bảo một trải nghiệm trơn tru, đồng nhất cho nhân viên và khách hàng.
Trong nghiên cứu của Aruba, các nhân viên cho biết họ thấy sự tăng trưởng trong năng suất (72%), sức khỏe (62%) và khả năng vượt trội so với các đối thủ (59%) là hệ quả tất yếu và trực tiếp của công nghệ kỹ thuật số nơi làm việc.
Gerri Hinkel, giám đốc giải pháp marketing cho Aruba, kết luận: “Tương lai của ngành bán lẻ hoàn toàn là về trải nghiệm – cho người mua hàng, đối tác và IT. Người mua hàng không chỉ bị thu hút bởi sản phẩm, mà cả các mua hàng dễ dàng do nhà bán hàng cung cấp. Những nhà bán hàng thành công luôn làm những cách thức đó đơn giản, khôn ngoan và được cá cá nhân hóa. Nhưng để đến được đó, họ phải táo bạo hơn trong đầu tư vào công nghệ và không ngần ngại nâng cấp, cải tiến cửa hàng trong tương lai.”
Xem thêm: 11 chiến lược Marketing tốt nhất phải thử trong năm 2019