8 bước lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng cần phải nhớ (P1) Blog
- Lượt xem: 644

Khi mức sống của người dân được tăng cao, xu hướng đi ăn tại nhà hàng cũng tăng theo, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp nhà hàng. Tuy nhiên để kinh doanh nhà hàng thành công, hãy ghi nhớ 8 bước lên kế hoạch quan trọng.

 

Tại Việt Nam và trên cả thế giới, xu hướng đi ăn nhà hàng lan tỏa rất rộng, vì thế mà các nhà hàng mở ra rất nhiều. Thế nhưng kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đầy thách thức, đòi hỏi các chủ nhà hàng phải có trang bị và kỹ năng đầy đủ. Trước khi bắt đầu, hãy lập một kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ để việc kinh doanh nhà hàng được trơn tru.

Bên cạnh thách thức, kinh doanh nhà hàng cũng là một lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Lĩnh vực này đòi hỏi các chủ nhà hàng phải thực sự có đam mê và sự kiên nhẫn thì mới có thể bám trụ được với ngành này. Bởi kinh doanh nhà hàng không thể phất lên chỉ trong một sớm một chiều.

 

Vì vậy, để bắt đầu kinh doanh nhà hàng, hãy thực hiện 8 bước lên kế hoạch dưới đây để tạo ra một bản kế hoạch giúp định hướng đi đúng đắn cho chủ nhà hàng.

 

  1. Xác định thị trường mục tiêu

 

Nhà hàng của bạn không thể làm tất cả khách hàng yêu thích. Bởi nhà hàng là lĩnh vực đặc thù, sẽ có người yêu thích đồ ăn và phong cách nhà hàng của bạn, có người thì không. Vì thế, hãy tập trung vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ họ cho thật chu đáo là bạn đã thành công.

Bạn có thể xác định thị trường mục tiêu của mình theo độ tuổi, thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (ví dụ như nhà hàng thực dưỡng, nhà hàng chay…). Từ cách xác định đó, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng khách hàng để có cách thức kinh doanh phù hợp.

 

Ví dụ xác định thị trường mục tiêu theo độ tuổi:

 

– Thế hệ Y: Thế hệ sinh từ năm 1980 trở về sau, hay chính là giới trẻ. Thế hệ này rất năng động, nhanh nhạy với cái mới, dễ đi theo các xu hướng. Các bạn trẻ là những người muốn khẳng định bản thân từ phong cách, lối sống tới gu thẩm mỹ, sở thích,…

 

-Thế hệ X: Thế hệ được sinh ra trong khoảng 1965-1977. Họ là những người có tính cách trầm hơn, không thích bị chú ý. Họ quan tâm tới thực chất và thường khá khó tính.

 

Từ những đặc điểm này, bạn có thể xác định các phương thức kinh doanh, phục vụ và quảng bá thích hợp với khách hàng mục tiêu.

 

  1. Lựa chọn địa điểm nhà hàng

 

Tuỳ thuộc vào số vốn đầu tư cho nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để xác định địa điểm phù hợp. Hãy lưu ý một số điểm dưới đây khi lựa chọn địa điểm cho nhà hàng:

  • Lượng bán hàng dự kiến: Bạn dự định bán bao nhiêu suất ăn mỗi ngày? Địa điểm bán hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới lượng bán hàng ấy?
  • Giao thông: Lưu lượng người đi bộ và đi xe đang ở tình trạng nào? Có khoảng bao nhiêu lượt người qua lại mỗi ngày? Địa điểm này có thuận lợi cho khách hàng dừng chân hay không?
  • Nhân khẩu học: Địa điểm của bạn có gần với nơi sống và làm việc của khách hàng mục tiêu không?
  • Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm: Sau khi tính toán lỗ lãi trong năm đầu kinh doanh, bạn sẽ nắm được con số gần chính xác doanh thu bạn sẽ đạt được là bao nhiêu. Hãy dùng con số này để quyết định nên thuê địa điểm với mức chi phí phù hợp nhất.
  • Thuận lợi dừng đỗ xe: Địa điểm nhà hàng phải đảm bảo có chỗ để xe cho khách và dừng đỗ thuận tiện.
  • Gần các nhà hàng khác. Những cửa hàng ăn uống hay nhà hàng gần kề có thể ảnh hưởng tới doanh số của bạn không? Mặt lợi và hại khi ở gần họ?
  • Lịch sử thuê của địa điểm: Hãy tìm hiểu xem ai là người thuê trước đó và tại sao họ lại không thuê địa điểm này?
  • Hướng phát triển trong tương lai: Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương để nắm được sự thay đổi liên quan đến địa điểm bạn định thuê nếu có.
  • Các điều khoản thuê: Nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng thuê để đạt được những thoả thuận hợp lý nhất.

 

  1. Thiết kế và bố trí nhà hàng

 

Thiết kế và bố trí nhà hàng là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý các khu vực như khu chế biến, khu bếp, kho hàng, khu văn phòng và khu phòng ăn dành cho khách. Thông thường, khu phòng ăn cho khách chiếm 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và bếp, phần còn lại dành cho khu trữ hàng và văn phòng.

 

Một số điều cần lưu ý về các khu vực quan trọng khi thiết kế và bố trí nhà hàng:

 

  1. Khu phòng ăn dành cho khách:

 

Đây là khu vực giúp bạn kiếm tiền, vì thế hãy dành cho nó một vị trí xứng đáng với diện tích phù hợp. Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu và học hỏi từ cách bài trí của các nhà hàng khác. Quan sát trải nghiệm của khách hàng tại nơi đó. Liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu của các cách bố trí.

Cách thiết kế khu vực riêng dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Trong một nhà hàng, sẽ có khoảng 40 – 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% khách hàng sẽ đi theo nhóm từ 4 người trở lên.

 

Vì thế, để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người mà có thể di chuyển để lắp ghép thành các bàn rộng hơn. Nhờ thế bạn có thể linh hoạt phục vụ các khách hàng khác nhau.

 

  1. Khu chế biến:

 

Các nhà hàng hay gặp lỗi trong việc thiết kế các khu chế biến. Bạn cần nắm được thực đơn của nhà hàng có các món gì để bố trí khu chế biến cho phù hợp. Bên cạnh đó, khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa bát, khu đựng rác cũng phải được thiết kế sao cho gọn gàng và thuận lợi cho nhân viên.

Không nên đặt khu chế biến quá xa khu bếp nấu. Ngoài ra nên thiết kế hợp lý sao cho hai hoặc nhiều đầu bếp có thể nấu cùng một lúc khi nhà hàng đông khách.

 

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, bạn không thể quản lý nhà hàng bằng các phương pháp truyền thống. Hãy tận dụng ưu điểm của công nghệ để việc kinh doanh hiệu quả hơn. Điển hình là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp giúp bạn tối ưu các khâu kinh doanh nhà hàng hiệu quả.

 

Bên cạnh đó, hãy học cách quảng bá nhà hàng qua mạng xã hội để thu hút nhiều khách hàng tới nhà hàng của bạn hơn nữa.