- Lượt xem: 572
Chuyên mục: Blog

Tưởng chừng mở một cửa tiệm kinh doanh vật liệu xây dựng nho nhỏ ở quê khá đơn giản. Tuy nhiên bắt tay vào rồi mới thấy được khối việc cần phải lo lắng, chuẩn bị. Bán mặt hàng gì, lấy hàng ở đâu, làm sao để có khách hàng,… và cả ti tỉ thứ khác nữa. Ý tưởng mới nằm trên giấy đã thấy khó khăn chồng chất. Lắng nghe một vài chia sẻ được đúc kết lại sau đây để tìm được hướng đi cho riêng mình nhé.

Xem thêm:

5 công thức content marketing hiệu quả cho mọi ngành nghề

Quản lý bán hàng bằng Excel, lợi và hại ở đâu?

Gửi hàng qua bưu điện như thế nào? Lưu ý gì khi gửi hàng qua bưu điện

Kinh doanh vật liệu xây dựng là kinh doanh gì?

Vật liệu xây dựng có nhiều loại, sử dụng chủ yếu cho mục đích xây dựng và thi công các công trình lớn nhỏ. Kinh doanh vật liệu được chia làm hai hướng. Thứ nhất, vật liệu thô tức là các loại cát, đá, xi măng, sắt thép,… Thứ hai, kinh doanh vật liệu hoàn thiện như các loại gạch men, gạch ốp lát. Cả hai hình thức này đều có thể mang lại nguồn lợi hấp dẫn tuy nhiên chủ kinh doanh cần có những kiến thức nhất định về từng loại vật liệu để tư vấn cho khách hàng bất cứ lúc nào.

Một số mặt hàng kinh doanh vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay có thể kể đến: thiết bị vệ sinh; thiết bị nhà tắm; gạch men, gạch trang trí; phụ kiện đường ống nước; đá tự nhiên; sơn nội ngoại thất; vật liệu chống thấm,…

Kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng

Sổ tay kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng

Đây sẽ là những bước cơ bản nhất cần thực hiện khi kinh doanh vật liệu. Dù là một cửa hàng nhỏ hay một showroom cực lớn thì bước lập kế hoạch tuyệt đối không được bỏ qua.

Khảo sát thị trường

Thị trường bạn cần khảo sát đó là khu vực xung quanh vị trí đặt cửa hàng kinh doanh. Thông qua việc khảo sát thị trường tại chính khu vực mà bạn có ý định kinh doanh; bạn sẽ nắm bắt được những nhu cầu cao nhất của khách hàng. Đánh giá được đâu là mặt hàng tiềm năng nhất có thể kinh doanh để từ đó có những quyết định lựa chọn đúng đắn.

Bên cạnh đó, nắm bắt đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn học hỏi được không ít; về cách bố trí, cách bán hàng, cách tư vấn,…

Huy động vốn

Kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng

Nếu có ý định kinh doanh, bạn cần có một nguồn vốn ban đầu đủ lớn để đầu tư và duy trì trong thời gian chưa có khách. Kinh doanh vật liệu cần bao nhiêu vốn; cần đầu tư những gì luôn là câu hỏi phức tạp. Bạn có thể tham khảo từ những thân quen có kinh nghiệm, từ trước; hoặc học hỏi thêm thông tin trên mạng xã hội.

Sau khi đã ướm chừng được các khoản đầu tư ban đầu là lúc bạn cần huy động vốn từ nhiều nguồn. Nếu bản thân không có đủ, bạn có thể nghĩ đến việc mượn tiền người thân hoặc vay vốn ngân hàng.

Tìm kiếm nguồn cung

Nguồn cung trong kinh doanh vật liệu xây dựng là rất quan trọng. Nhà cung cấp quyết định hoàn toàn chất lượng sản phẩm mà bạn mang đến khách hàng. Đồng thời mức giá từ nhà cung cấp cũng quyết định lượng lợi nhuận mà bạn có thể mang về. Các đại lý lớn tại khu vực có thể là một sự lựa chọn khá ổn cho những ai mới bắt đầu. Về sau khi đã có nhiều kinh nghiệm bạn cũng hoàn toàn có thể nhập hàng từ chính công ty nhà sản xuất; như vậy mức giá nhập sẽ thấp hơn tương đối.

Hãy luôn chú ý đến những thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và cả chính sách hậu bán từ nhà cung cấp nhé.

Kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng

Chuẩn bị mặt bằng

Bạn biết đấy, kinh doanh vật liệu cần mặt bằng kinh doanh tương đối lớn. Ngoài cửa hàng trưng bày; bạn cần có nhà kho để cất trữ vật liệu, hàng hóa. Vật liệu xây dựng có kích thước khá lớn nên vấn đề mặt bằng nên được quan tâm. Bên cạnh đó cũng cần thiết kế kho chứa thoáng mát, tránh ẩm ướt nếu không muốn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hoàn tất giấy phép kinh doanh

Kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật liệu hay cần có các thủ tục giấy tờ để xin cấp phép. Để công việc kinh doanh hợp pháp và bền vững, bạn nên hoàn tất các thủ tục đấy càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm đến Sở kế hoạch đầu tư để có thêm thông tin về các thủ tục giấy tờ một cách chính xác.

Nếu bắt tay vào làm, nhất định bạn sẽ cần phải là nhiều việc hơn là chỉ các bước như trên. Tuy nhiên, đây là các bước cơ bản nhất cho dự án kinh doanh vật liệu xây dựng sắp tới của bạn. Chúc các bạn thành công.


Chia sẻ: