- Lượt xem: 740
Chuyên mục: Bắt đầu kinh doanh

Việc Trần Anh bị thâu tóm bởi Thế Giới di động là hệ quả của việc thua lỗ liên tục trong năm 2017.Đằng sau thất bại của họ có rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lý do sâu xa tại sao một trong những thương hiệu điện máy lớn nhất cả nước lại có thể thất bại nhanh chóng như vậy.

Trần Anh với khời đầu thuận lợi.

Khởi đầu của Trần Anh là một cửa hàng kinh doanh máy tính và linh phụ kiện được thành lập vào năm 2002 tại Hà Nội. Trong thời gian đầu với những chính sách khách biệt so với các cửa hàng lúc bấy giờ như đồng giá hay cam kết đổi trả hàng trong 6 tháng. Trần Anh dần dần vươn lên trong thị trường kinh doanh điện tử ở Hà Nội.

Đến năm 2004, công ty mới bắt đầu định hướng hoạt động theo mô hình chuỗi, mở thêm cửa hàng thứ hai. Sau 4 năm, đến năm 2006 định hướng của doanh nghiệp này một lần nữa thay đổi. Trần Anh từ mô hình cửa hàng tiện lợi, chuyển hướng hoạt động sang mô hình chuỗi đại siêu thị và đánh dấu sự tham gia vào thị trường điện máy với 2 siêu thị trên 3.000 m2.

Thay vì đẩy mạnh vào mở rộng quy mô, chiến lược của Trần Anh khi đó là “ăn chắc mặc bền” với việc phát triển tập trung nhiều hơn đến chất lượng. Đến năm 2012 – sau 10 năm thành lập, đơn vị này mới chỉ sở hữu hệ thống gồm 4 siêu thị điện máy tại Hà Nội.

Tuy vậy, điều này giúp Trần Anh duy trì một tỷ suất sinh lời hợp lý. Từ năm 2008 – 2012, biên lãi gộp của Trần Anh duy trì từ 9% – 10% với biên lợi nhuận thuần từ 4% – 5% – con số khá cao so với nhiều chuỗi điện máy khi đó.

Đánh đổi lợi nhuận lấy mạng lưới phần phối .

Trong 10 năm từ 2002-2012, Trần Anh mới chỉ có 4 siêu thị. Tuy nhiên chỉ trong vòng 4 năm, số siêu thị  của họ đã tăng lên gấp gần 10 lần.Năm 2013 định hướng hoạt động của Trần Anh có sự thay đổi  do  sự thay đổi về hệ thống quản lý và cổ đông chiến lược.

Năm 2013, Trần Anh thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với định hướng đặt vào phân khúc điện máy và máy tính. Sự góp mặt của cổ đông chiến lược Nojima – một trong những tập đoàn bán lẻ điện máy lâu đời với hệ thống thuộc nhóm lớn nhất Nhật Bản, đã phần nào tác động đến định hướng của Trần Anh.Sau thời gian dài với bước đi thận trọng, công ty dần bước vào giai đoạn tăng trưởng với trọng tâm vào mở rộng hệ thống. Chỉ riêng trong năm 2013, Trần Anh khai trương thêm 6 siêu thị mới, nâng tổng quy mô hệ thống lên 10 siêu thị.

Tình hình kinh doanh đi xuống khi mở thêm nhiều cơ sở

Tuy nhiên bắt đầu từ đây tình hình kết quả kinh doanh của Trần Anh bắt đầu tụt dốc. lợi nhuận trước thuế của họ còn gần 2 tỷ đồng, giảm đáng kể so với lợi nhuận 42 tỷ đồng của năm 2012.Nguyên nhân chủ yếu do chi phí bán hàng tăng 40% trong khi lợi nhuận gộp tăng chưa tới 10%.

Thấy được áp lực từ các đối thủ cạnh tranh, dù tình hình kinh doanh khi mở rộng chuỗi năm 2013 không đạt hiệu quả kinh tế nhưng năm 2014 và 2015, mỗi năm Trần Anh vẫn mở thêm 6 siêu thị mới. Đây có thể tiếp tục là nước cờ sai lầm của những người đứng đầu công ty khi càng lún sâu vào việc mở rộng chuỗi. Đặc biệt vì áp dụng mô hình chuỗi đại siêu thị nên chi phí để mở thêm các cơ sở là khá lớn so với mô hình cửa hàng tiện lợi của thế giới di động

Đến năm 2016 tốc độ mở rộng của chuỗi điện máy này còn lớn hơn với 11 siêu thị được khai trương.  Và trong năm 2017, Trần Anh mở thêm 6 siêu thị nữa; nâng tổng số siêu thị trong chuỗi lên con số 39. Mặc dù doanh thu thuần năm 2017 của Trần Anh đạt mức hơn 3500 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của chuỗi này đã bị âm tới 63 tỷ đồng.  Đây có thể được xem là giọt nước tràn ly khiến cho các cổ đông của Trần Anh bắt đầu chuyển nhượng cổ phần cho Thế giới di động dẫn đến việc bị thâu tóm vào năm 2018.

Kết

Thất bại của Trần Anh là một bài học cho các doanh nghiệp sau này. Khi mà doanh nghiệp của bạn không có một nguồn vốn dồi dào thì hãy tập trung đi sâu vào chất lượng cung cấp sản phẩm và dịch vụ để phát triển chắc nền móng trước khi có ý định mở rộng thị phần. Còn bạn, ý kiến của bạn về vấn đề này thì sao hãy cho tôi biết ý kiến ở dưới phần bình luận nhé.