Thị trường Việt Nam hiện nay bùng nổ đầy rẫy các chuỗi cà phê trên khắp cả nước. Không còn chỉ là những quán cà phê nhỏ lẻ, các quán này đều mở rộng thành chuỗi cửa hàng. Họ đều có tham vọng mở rộng địa bàn của mình trên cả nước.
Đọc thêm:
Công thức thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ Trung Nguyên
The Coffee House – vén màn thành công
Chiến lược để trở thành bá chủ của Highlands Coffee
Cộng cà phê – phong cách kinh doanh độc lạ
Cùng điểm danh các chuỗi cà phê đang chiếm lĩnh thị trường Việt.
Highlands Coffee
Hiện nay Highlands đã có gần 200 cơ sở được mở ra trên khắp các tỉnh thành lớn. Các cơ sở này đều nằm ở những vị trí trung tâm, các toàn trung tâm thương mại.
Highlands Coffee là chuỗi cửa hàng cà phê gần như là tiên phong cho xu hướng cà phê hiện đại, sang trọng tại Việt Nam. Mở ra bởi Việt Kiều David Thái; sau đó được bán lại cho Jolibee của Philipines.
Chuỗi này nổi tiếng bởi đồ uống dành cho phân khúc doanh nhân, giới tri thức có thu nhập cao. Đến năm 2012, sau khi bị bán đã hạ mình xuống mở rộng thêm tệp khách hàng thành dân văn phòng, sinh viên,…giới trẻ.
Với thiết kế hiện đại, năng động phù hợp để gặp gỡ, làm việc; Highlands thu hút rất đông khách hàng, nhất là khách hàng trẻ. Rất dễ để bắt gặp giới trẻ đến đây đông đúc vào buổi tối và cuối tuần.
So với các chuỗi cà phê cùng thời, Highlands dường như đang “bá chủ” . Vì có rất nhiều chuỗi lớn phải đóng cửa hoặc thu hẹp hoạt động như Urban Station, The KAfe, ….
Trung Nguyên
Trung Nguyên bên cạnh các thế mạnh về cà phê đóng gói, cà phê rang, xay đã chính thức tham gia thị trường chuỗi cửa hàng. Chuỗi cửa hàng King Coffee của thương hiệu này đã xâm nhập vào thị trường Việt cạnh tranh cùng những Starbucks hay Trung Nguyên.
Tuy nhiên có vẻ đây không phải là thế mạnh của Trung Nguyên khi mà nhiều cửa hàng mở ra của họ phải đóng cửa.
Trung Nguyên giờ vẫn tập trung vào các mặt hàng là số 1 của họ trên thị trường như cà phê rang, cà phê hòa tan.
The Coffee House
Là chuỗi quán cà phê đình đám giới trẻ. The Coffee House đang được đánh giá là chuỗi có tốc độ mở quán nhanh nhất.
Phục vụ đối tượng chính là khách văn phòng, sinh viên với yêu cầu không gian yên tĩnh, sang trọng để làm việc, học bài. Phong cách thiết kế của The Coffee House là tận dụng ánh sáng và không gian xanh. Tông màu chủ đạo là đen và cam.
Đây cũng là quán có chiến lược Marketing rất mạnh, tiếp cận giới trẻ tốt. Vì vậy, chỉ sau 4 năm ra mắt đã sở hữu gần 100 cửa hàng.
Có thể nói, yếu tố thành công của chuỗi này được thể hiện rõ qua 3 yếu tố: địa điểm đẹp; thiết kế, không gian quán và chất lượng dịch vụ.
Vừa đầu tư về chất lượng, vừa nâng cao trải nghiệm khách hàng, đầu tư xây dựng hình ảnh quán. Những yêu tố trên đã mang đến một chuỗi cửa hàng “ngôi nhà cà phê” thành công.
Cộng cà phê
Cộng cà phê có lẽ là chuỗi cà phê độc đáo nhất trong số trên. Đó là nói về style thiết kế quán cùng menu khá lạ, độc.
Mang đậm phong cách hoài cổ, bao cấp và tinh thần dân tộc cao. Người ta đến với cộng vì yêu thích cái tinh thần ở đây.
Giá cả và đồ uống ở đây không được đánh giá tốt nhất nhưng quán vẫn thu hút rất đông khách; cả trong nước và nước ngoài.
Cộng ra đời năm 2007, đến nay đã có 50 quán tại rât nhiều tỉnh thành đa số ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng. Ngoài ra hiện nay, quán còn đang có 1 cơ sở tại Seul, Hàn Quốc. Đánh dấu mốc vươn mình ra thị trường Châu Á.
Sự xuất hiện của Cộng như một làn gió mới thổi vào thị trường cà phê Việt.
Tổng kết
Thị trường chuỗi cà phê của Việt Nam đánh giá là một thị trường nhiều điểm khai thác và tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khốc liệt và dễ bị đào thải nếu như bạn không tạo ra sự khác biệt so với đối thủ.
Các chuỗi cà phê kể trên đều là những chuỗi đang nổi tiếng và chiễm lĩnh thị trường Việt. Hãy cùng theo dõi sự phát triển và trường thành của những chuỗi này trong tương lai cũng như hy vọng vào thị trường cà phê Việt.