- Lượt xem: 890

Một trong những vấn đề quan trọng để kinh doanh có lãi trong bán lẻ là xác định mức giá bán sản phẩm của bạn. Định giá vừa là nghệ thuật vừa là khoa họ, đòi hỏi phải kết hợp thử nghiệm với cảm nhận trực quan về việc bạn muốn xây dựng thương hiệu của mình như thế nào và mở rộng sản phẩm của bạn để được khách hàng nhận thức ra sao.

Nếu bạn muốn bán được nhiều hàng có thể định giá sản phẩm thấp so với thị trường, nhưng cuối tháng tổng kết lại trừ đi chi phí thì liệu bạn có thất vọng vào lợi nhuận thu được. Khi bạn định giá sản paharm quá cao, bạn có thể tạo ra hào quang của sự sang trọng, uy tín, độc quyền, từ đó thu hút sự chú ý của những khách hàng có thu nhập cao với số lượng nhỏ nhưng doanh thu lại chiếm phần lớn vì mua sản phẩm của bạn với giá cao. Tuy nhiên, nếu bạn đnag ở một khu vực có nhân khẩu học đặc biệt nhạy cảm với giá thì liệu bạn có thể làm gi?

Xét cho cùng thì có 2 sự lựa chọn cho bạn là bạn muốn giá cao hơn sản phẩm của bạn với lượng bán thấp hơn hay sản phẩm giá bán thấp nhưng lượng bán ra lại cao hơn. Và lựa chọn nào sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn. Cũng nên lưu ý rằng, khi bạn kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, đôi khi có thể giảm giá cho sản phẩm này và bán các sản phẩm đáng chú ý ở mức giá cao hơn.

Công thức đơn giản

Hiện nay hầu hết các nhà bán lẻ đều chuẩn hóa quyết định giá bán của họ bằng cách sử dụng yếu tố định giá như tôi vừa giải thích ở trên, chủ yếu là tăng gấp đôi chi phí của sản phẩm để đi đến mức tăng giá 50%. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bạn lại muốn định giá sản phẩm thấp hơ hoặc cao hơn, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của bạn. Sau đây tôi xin cung cấp cho các bạn một công thức giúp tính toán giá bán lẻ của bạn một cách dễ dàng:

Giá bán lẻ = [(chi phí cho sản phẩm) / (100 – % tăng giá)] x 100

Ví dụ như: sản phẩm của bạn có chi phí là 15USD với mức giá 45% thay vì 50% như thông thường, đây là cách bạn sử dụng công thức trên để tính toán giá bán lẻ:

Gía bán lẻ = ( 15/(100-45))x100= 27 USD

Chúng ta đã biết được cách để tăng giá sản phẩ của ban, dưới đây bạn sẽ thấy 9 chiến lược giá thường được các nhà bán lẻ triển khai sử dụng.

  1. Gía bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất Manufacturer Suggested Retail Price – MSRP)

Đây chính là mức giá mà nhà sản xuất khuyên các nhà bán kẻ nên sử dụng để bán cho người tiêu dùng. Bởi vì các nhà sản xuất bắt đầu làm việc này là để giúp mức giá sản phẩm được chuẩn hóa trên nhiều địa điểm và nhà bán lẻ khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố đi cùng với chiến lược giá này sẽ đến với nhà bán lẻ cuối cùng. Ví như quyền mặc cả của nhà sản xuất và tính độc quyền của sản phẩm, nhưng hầy như các bạn sẽ thấy sản phẩm càng chủ đạo thì bạn càng có thể có được mức giá được chuẩn hóa hơn. Phân tích ưu nhược điểm của chiến lược giá này ta thấy

  • Ưu điểm: là một nhà bán lẻ nên sẽ khó tránh khỏi đau đầu bằng cách đưa chính mình ra khỏi quá trình quyết định và thuận theo dòng chảy.
  • Nhược điểm: bạn sẽ không tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá so với những đối thủ khác
  1. Định giá chủ chốt

Cách định giá này hay còn gọi là “ quy tắc ngón tay cái”, nghĩa là nhà bán lể sẽ tăng gấp đôi giá bán buôn họ đã trả cho sản phẩm để xác định mức giá. Tức là sẽ có định gí chủ chốt quá thấp hoặc quá cao hoặc chỉ phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn có những sản phẩm kinh nghạch tồn kho thaaso,chi phí vận chuyển và xử lý lớn và khá là khan hiếm ở một khía cạnh nào đó thì bạn có thể bán với định giá chủ chố trong ngắn hạn và thậm chí có thể có khả năng nhận được một mức tăng giá cao hơn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn đa dạng hóa cao và có sẵn ở nhiều nơi thì việc định giá chủ chốt sẽ khó thực hiện được.

  • Ưu điểm: nhanh chóng và dễ dàng đảm bảo lợi nhuận biên dồi dào
  • Nhược điểm: rất có thể sẽ phục thuộc vào sự có sẵn và mức độ cạnh tranh trên thị trường, thường sẽ không hợp lý khi nhà bán lẻ tăng giá sản phẩm cao như thế
  1. Định giá gói sản phẩm

Chiến lược này thường được áp dụng trong cửa hàng tạp hóa, cửa hàng máy mặc, …..Chiến lược này là khi một thương giá bán nhiều hơn một sản phẩm với mức giá duy nhất, một chiến thuật thay thế được gọi là định giá gói sản phẩm.

  • Ưu điểm: chiến lược sẽ tạo ra giá trị nhận thức cao hơn với chi phí thấp hơn để cuối cùng có thể dẫn đến quyết định mua hàng với khối lượng lớn hơn.
  • Nhược điểm: khi bạn gói các sản phẩm cho chi phí thấp, bạn sẽ gặp khó khăn với khi cố gắng để bán riêng lẻ vói chi phí cao hơn, tạo ra sựu bất hòa nhận thức với người tiêu dùng.

Trên đây là 3 phương pháp định giá cơ bản cho những nhà bán lẻ, hãy đón đọc phần 2 để tìm hiểu thêm về 6 chiến lược giá tiếp theo nhé.