Với sự bùng nổ internet trong giai đoạn hiện nay thì bán hàng đa kênh đang là 1 xu thế tất yếu. Chính vì thế, hãy tạo cho doanh nghiệp của mình chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả
Tốn nhiều nguồn lực hơn khi muốn bán hàng đa kênh
Phân thân là cách nhiều shop nhỏ vẫn đang làm khi bán hàng đa kênh. Họ tư duy như một người tí hon muốn tiết kiệm chi phí phải cố gắng gồng mình để làm việc như một người khổng lồ. Điều đó thường sẽ khiến cửa hàng khó tăng trưởng bứt phá ngay cả khi tăng số người nhưng quy trình vận hành không thay đổi.
Xét trong một cửa hàng bán cả online và tại quầy, có rất nhiều công đoạn trong kinh doanh tốn nguồn lực như nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, đăng bán sản phẩm, tư vấn, chốt đơn, kiểm kho, liên hệ vận chuyển, kiểm tra thanh toán, chăm sóc khách hàng, báo cáo, quản lý…
Với những cửa hàng nhỏ, một người sẽ phải “đa di năng” để đảm nhận tất cả những công việc này một cách thủ công và nhân lên theo từng kênh. Càng nhiều kênh mức độ phức tạp lại càng cao. Họ sẽ rất khó có thời gian, nguồn lực để tập trung vào những công việc chính
Những mẹo nhỏ để bán hàng đa kênh Omni Channel hiệu quả
Dưới đây là những mẹo nhỏ, những kinh nghiệm giúp bán hàng đa kênh hiệu quả hơn:
Hãy thay đổi tư duy bán hàng và tập trung vào từng cách tương tác cũng như mang đến trải nghiệm cá nhân hoàn hảo cho khách hàng của mình. Cách tiếp cận này không chỉ có tác dụng trong tiếp thị đa kênh mà còn làm nền tảng thúc đẩy chiến lược marketing hiệu quả hơn.
Chân dung khách hàng của bạn là ai thì bán hàng đa kênh phải nắm rõ
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong chiến lược Omnichannel, nhưng có thể là thách thức lớn nhất. Điều quan trọng là khách hàng đang tương tác với thương hiệu của bạn từ vô số các kênh khác nhau.
Do đó, các nhà tiếp thị cần phải tạo ra một hồ sơ khách hàng hợp nhất và tổng thể, giúp mang đến một bức tranh toàn diện về người mua và qua đó giúp họ có được trải nghiệm mua hàng hoàn chỉnh.
Bán hàng đa kênh cần tương tác với khách hàng trên các kênh ưa thích của họ
Đối với các thương hiệu để cung cấp trải nghiệm mua hàng thỏa mãn, họ cần giữ tất cả các kênh mở cho khách hàng tương tác với họ. Chẳng hạn như email, phương tiện truyền thông xã hội, trò chuyện video, nhắn tin văn bản hoặc cuộc gọi trước đó.
Và điều cuối cùng chính là: Tiếp thị mà không có dữ liệu là điều không thể trong môi trường kinh doanh hiện nay, và điều đó có thể sẽ tiếp tục trong thực tế.
Trước khi bắt đầu với cách tiếp cận tiếp cận với Omnichannel, bạn cần phải có một chiến lược dữ liệu thích hợp để có thể thu thập thông tin chi tiết đổ vào từ mọi góc cạnh. Tóm lại phải có dữ liệu về khách hàng của bạn và tiếp thị toàn diện.
Hành trình mua hàng ngày một trở nên phức tạp hơn với nhiều phân khúc và hình thức khác nhau. Bởi “khách hàng luôn là ông chủ” nên các nhà tiếp thị không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo yêu cầu của họ.
Bán hàng đa kênh Omnichannel là một bước đi đúng hướng cho tất cả các cửa hàng và doanh nghiệp hiện nay.
Bài toán đồng bộ đơn hàng và quản lý tồn kho
Khi bán hàng trên nhiều kênh, mọi dữ liệu từ sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, số lượng tồn kho thường sẽ hoàn toàn độc lập trên mỗi kênh.
Chủ shop sẽ bắt đầu phải đăng bán sản phẩm nhiều lần trên từng kênh khác nhau. Các thông tin về giá cả, mô tả, số lượng tồn kho sẽ tách biệt nên khi có bất cứ thay đổi nào phải thay đổi thủ công hàng loạt.
Sau tất cả, quản lý hàng tồn kho mới chính là cốt lõi khi bán hàng đa kênh. Thử hình dung nếu một cửa hàng bán trên 5 kênh một lúc, họ sẽ phải vào từng kênh kiểm tra đơn hàng và trừ thủ công về tồn kho tổng.
Điều này sẽ trở nên rối ren, nguy cơ sót đơn, thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt trong các thời gian cao điểm, chạy chương trình khuyến mại…
Tham khảo: Top 5 thủ thuật tránh hàng tồn kho với phần mềm quản lý bán hàng