Marketing là một trong những quy trình không thể thiếu của việc kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược tiếp thị của riêng mình.
Không có một bộ quy chuẩn nào để có thể đánh giá được chiến dịch nào hiệu quả, hay chiến dịch nào không. Những người phụ trách triển khai các chiến lược hầu hết đều muốn có được đánh giá sơ bộ về tính khả thi của những chiêu tiếp thị. Song đây lại là một việc khá khó khăn.
Có không ít doanh nghiệp đã gặp phải những sai lầm khi thực hiện marketing sản phẩm của mình. Điều này dẫn đến những tổn thất khá nghiêm trọng.
Cẩn thận và có những biện pháp kiểm soát né tránh 10 lỗi sai được Philip Kotler, cha đẻ marketing hiện đại đưa ra, sẽ giúp quá trình tiếp thị suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao hơn.
- Công ty không nhìn thấu thị trường và không đáp ứng đúng cho khách hàng.
Khi được hỏi “Bạn đang cố bán hàng cho ai?”, đừng trả lời: “Mọi người.” Điều đó không thể chấp nhận được. Cần xác định các phân khúc thật kỹ, lập thứ tự ưu tiên cho chúng, tập trung vào các phân khúc quan trọng nhất.
- Công ty không không hiểu đầy đủ các khách hàng mục tiêu của mình.
– Cần nhớ: Các khách hàng của hôm nay có thể không còn suy nghĩ, hành động và cảm nhận giống một/hai/ba năm về trước.
– Cha đẻ khuyến cáo: Liên tục “lắng nghe tiếng nói của khách hàng.”
- Công ty cần xác định và theo dõi tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình.
– Cần nhớ: Không chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Cần để ý cả những sản phẩm/dịch vụ có thể thay thế sản phẩm/dịch vụ của công ty mình.
– Cha đẻ dặn: Tìm hiểu, theo dõi các đối thủ cạnh tranh thường xuyên. Nếu thấy tình hình bất ổn khó sống thì “mọi công ty nên tự làm thịt mình trước khi một kẻ nào khác làm điều ấy” bằng việc mua lại công ty đối thủ, xin chơi ké mảng nào đó, đàm phán bắt tay hợp tác, v….v….
- Công ty đã không xử lý đúng đắn các mối quan hệ với các đối tác.
Cha dặn cần chăm sóc tốt mối quan hệ với nhân viên, các đối tác môi giới, các nhà cung cấp, các nhà phân phối, các nhà đầu tư. Tư duy win-win, trao quyền lợi hợp lý, xem tất cả các bên liên quan là “bạn đồng hành”.
- Công ty kém cỏi trong việc tìm kiếm cơ hội mới.
Philip Kotler khuyên nên lắng nghe và khuyến khích mọi người trong công ty đề xuất ý tưởng mới. Nếu ý tượng nào có thể thực thi thì trao thưởng. Quan sát chuyển biến và xu hướng theo PESTE model để sáng tạo ý tưởng.
- Quy trình lập kế hoạch tiếp thị có khiếm khuyết.
– Cần nhớ:
+ Chiến lược khác Chiến thuật.
+ Chiến lược tiếp thị phải bám sát hệ quả Tài Chính.
– Cha dặn: Kế hoạch chuẩn gồm phân tích tình hình, các yếu tố SWOT, các đợt bán hàng chính, các mục tiêu, chiến lược, các chiến thuật, ngân sách và kiểm soát. Trước khi làm kế hoạch mới, tự hỏi “Kế hoạch sẽ thay đổi ra sao nếu được tăng thêm 20% ngân sách hay bị cắt giảm 20% ngân sách?”
- Các chính sách sản phẩm và dịch vụ cần thắt chặt lại.
Đại loại xiết các chính sách về sản phẩm và dịch vụ. Theo dõi những sản phẩm/dịch vụ yếu kém để đưa quyết định cải tiến hay gạt bỏ.
- Các kĩ năng xây dựng thương hiệu và truyền thông yếu kém.
Philip Kotler cho rằng, cần liên tục đo lường, đánh giá hiệu quả các phương thức truyền thông và công cụ tiếp thị để phân bổ ngân sách hợp lý. Bắt buộc nhồi nhét kiến thức Tài Chính vào não của Marketer, bắt ước tính hiệu quả trên vốn đầu tư (ROI) mỗi khi Marketer đề xuất chi phí.
- Công ty không được tổ chức tốt để triển khai hoạt động tiếp thị có hiệu suất và hiệu quả.
Ông khuyên cần gắn kết phòng Marketing với các phòng khác. Đặc biệt là Marketing và Sales. Khi bọn Marketing lập kế hoạch cần có sự tham gia của bọn Sales, và khi bọn Sales đi gặp khách hàng thì bọn Marketing chịu khó sắp xếp thời gian thường xuyên đi theo để hiểu khách hàng và hiểu Sales hơn.
- Công ty chưa tận dụng tối đa công nghệ.
Phần này về tầm quan trọng của Data & Automation. Philip Kotler bảo “Tiếp thị ngày càng trở thành trận đấu mà trong đó phần thắng sẽ thuộc về bên nào sở hữu nhiều thông tin tốt hơn.”