Tại phần 1 của bài viết; chúng tôi đã đề cập đến lịch sử và bối cảnh ra đời của tập đoàn khách sạn Marriott. Tại phần 2 này; bạn sẽ được hiểu rõ hơn về sự phát triển và yếu tố dẫn đến thành công ngày nay của ông lớn này.
Ngã rẽ mới cho Tập đoàn Marriott – Marriott International
Năm 1993; tập đoàn Marriott diễn ra một sự kiện có tính bước ngoặt lớn. Đó là việc Tổng công ty Marriot tách thành hai công ty nhỏ là Marriott International và Host Marriott Corporation. Đây là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Marriott International.
Những thành tựu từ ngã rẽ mới này đem đến cho Marriott sự nổi tiếng. Năm 1995; Marriott là khách sạn đầu tiên cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến cho khách hàng. Thông qua một hệ thống có tên MARSHA; đây là hệ thống đặt phòng tự động đầu tiên của khách sạn Marriott.
Cũng bắt đầu từ năm 1995; Marriott thực hiện nhiều thương vụ mua bán lớn. Trong đó phải kể đến việc Marriott International mua lại 49% cổ phần của tập đoàn khách sạn Ritz-Carlton Hotel Company. Chỉ sai đó một năm; Marriott tiếp tục chi hơn 330 triệu USD để mua lại The Ritz-Carlton và các phần tài sản lợi ích khác. Từ đó; Ritz-Carlton trở thành thương hiệu trực thuộc công ty Marriott International. Marriott International cũng mở rộng vào thị trường của khách sạn này và thực hiện nhiều các sáng kiến kinh doanh mới. Đồng thời; Ritz-Carlton cũng được thừa hưởng hệ thống đặt phòng của công ty Marriott International. Ngày nay; Ritz-Carlton đã phát triển với số lượng hơn 80 khách sạn trên toàn thế giới.
Thành tựu của Marriott gặt hái gần đây
Marriott International không ngừng thực hiện những thương vụ nhằm mở rộng phạm vi và các thương hiệu trực thuộc. Năm 2015; Marriott thực hiện mua bán với chuỗi khách sạn Canada Delta Hotels; phủ sóng thị trường 40 khách sạn tại Canada.
Một thương vụ mà ngành khách sạn cũng trầm trồ với Marriott International phải kế đến: Tháng 11; năm 2015: Marriott chi 13 tỷ USD để mua lại hệ thống khách sạn và nghỉ dưỡng Starwood Hotels and Resorts Worldwide. Sau đó một năm; khi các thủ tục và các quy định phê duyệt đã hoàn thành; Marriott đã sáp nhập thêm Starwood vào hệ thống của mình. Chính thức đưa con số khách sạn của tập đoàn này sở hữu lên đến 5.700; với 1,1 triệu phòng. Marriott cũng sở hữu 18 thương hiệu khách sạn nổi tiếng.
Sự kiện Marriott mua lại thương hiệu Starwood; ngay trên chính thị trường khách sạn tại Việt Nam cũng có nhiều sự biến đổi. Tại Việt Nam; Starwood sở hữu 7 khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Trong khi đó Marriot mới chỉ dừng lại ở con số 2 khiêm tốn tại Hà Nội và TP.HCM. Như vậy; Marriott nghiễm nhiên trở thành thương hiệu phủ sóng tại Việt Nam. Đối với thị trường tiềm năng nhất khu vực này; việc phủ sóng thương hiệu sẽ giúp nối dài tham vọng của Marriott.
Hiện tại; Marriott chiếm 75% số lượng khách sạn tại Mỹ. Cộng thêm việc sáp nhập tập đoàn Starwood; con số ấy đang được nâng cao không chỉ tại Mỹ mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Bí kíp thành công của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới
Không phải chiến lược kinh doanh hay tầm nhìn vĩ mô làm nên thành công ngày hôm nay cho Marriott. Có một thứ bí kíp đã liên tục ha gục các đối thủ trong ngành mà tập đoàn này sở hữu; đó chính là cách đối xử với nhân viên trong công ty.
Trong sứ mệnh Marriott xác định; John Marriott đã khẳng định công việc kinh doanh khách sạn của ông dịch vụ chỉ là thứ yếu; con người mới là yếu tố chiếm phần đa. Nghe thì có vẻ như lời sáo rỗng của những người đứng đầu; nhưng trên thực tế John Marriott đã thực sự tâm niệm điều này khi ông liên tục đưa ra các chính sách phúc lợi tối ưu cho nhân viên; từ những nam 1960. Tôn chỉ trong công việc của ông được ông khẳng định: “Nếu bạn đối xử với nhân viên tử tế, họ sẽ vui vẻ phục vụ khách một cách chu đáo”. Quả thực; nếu nhân viên khách sạn không hài lòng hay căng thẳng; người mà họ trút lên chẳng thể là ban giám đốc; mà chính là những khách hàng – người trả tiền cho dịch vụ khách sạn.
Ngay cả khi đã trở thành một tỷ phú giàu có; John Marriott vẫn giữ thái độ trân trọng đối với nhân viên của mình. Ông thường xuyên tới các chi nhánh khách sạn của mình để hỏi thăm tình hình của nhân viên. Đồng thời; cũng khảo sát thái độc của khách hàng. Bởi vậy; tạp chí Fortune đã đưa cái tên của công ty Marriott vào danh sách 50 công ty tốt nhất cho nhân viên làm việc. Nhân viên sẽ không có suy nghĩ làm việc để làm giàu cho chủ tịch; mà là làm việc vì lợi ích chung của tất cả mọi người.
Kết luận
John Marriott đã sáng lập và đi lên tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới trên một chặng đường đầy thử thách và gian nan. Với mức độ phủ sóng thương hiệu tại khoảng 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; cái tên JW Marriott chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của tập đoàn này. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện của một thương hiệu; mà nó còn là bài học quý báu của nững người đang có ý định start up trong ngành khách sạn. Hãy đọc câu chuyện này; kèm theo việc bỏ túi ngay những mẹo kinh doanh khách sạn hiệu quả; để đưa thương hiệu khách sạn Việt Nam ra trường quốc tế.