- Lượt xem: 562

Tình hình chiến tranh thương mai Mỹ-Trung đang “nóng” hơn bao giờ hết. Và đây cũng là vấn đề đang đặc biệt thu hút được sự quan tâm của công chúng. Còn điều gì bạn chưa biết về chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay không? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những điều bạn ít biết về cuộc chiến thương mại này nhé.


Thuế tăng nhưng chưa chắc nhu cầu đã giảm

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung do Mỹ đề xuất; thông qua việc Donald Trump áp thuế lên các mặt hàng Trung Quốc. Trung Quốc cũng không chịu yên khi liên tục có những động thái ‘ăn miếng trả miếng” nhau. Tình trạng này khiến giới đầu tư thương mại vô cùng lo ngại. Bởi chiến tranh thương mại mang đến nhiều hệ lụy cho cả hai phía.

Việc áp thuế trong cuộc chiến thương mại chưa chắc đã khiến lượng cầu giảm
Việc áp thuế trong cuộc chiến thương mại chưa chắc đã khiến lượng cầu giảm

Trong vấn đề thuế; mặc dù hai bên đưa ra các mức thuế nhập khẩu cao; dẫn đến doanh nghiệp không thể không tăng giá sản phẩm. Nhiều người sẽ đưa ra nhận định rằng; doanh nghiệp không thể cạnh tranh vì giá thành cao; lượng khách hàng sẽ giảm.

Tuy nhiên; tho ông Kenningham – chuyên gia kinh tế cho biết: “Chính sách tài khóa không bị thắt chặt, thuế quan chưa chắc đã khiến tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm”. Như vậy; thuế tăng chưa hẳn đã làm xấu đi tình hình thương mại. Ngoài ra; ông Kenningham cũng nhận định; thay vì nhu cầu khách hàng giảm; thì dòng chảy thương mại sẽ chuyển dịch dng các quốc gia khác.

 


Tình hình giá trị thương mại toàn cầu ổn định

Không như nhiều người nhận định; cuộc chiến tranh này có thể dẫn đến giá trị thương mại toàn cầu sụt giảm. Ngược lại; nhờ có sự chuyển dịch hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và Mỹ sang quốc gia khác; mà giá trị thương mại toàn cầu vẫn giữ được mức ổn định.

Ngoài ra; sự bù trừ giữa chính sách ép thuế của Donald Trump và sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ so với USD; đưa tình hình thương mại toàn cầu giữ ở thế cân bằng. Thêm vào đó, tỉ giá USD so với đồng Nhân dân tệ đã tăng khoảng 7.5% chỉ trong vòng 12 tháng qua.

 


Xuất khẩu không chiếm tỷ trọng cao trong GDP

Một thực tế là; xuất khẩu không chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của cả Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù cả hai quốc gia đều là những cường quốc về thương mại; nhưng do là nền kinh tế tương đối đóng kín; nên xuất khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trong chính sách thương mại ở cả hai quốc gia.

Xuất khẩu không chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của cả Mỹ và Trung Quốc nên chiến tranh thương mại không gay ra nhiều xáo trộn trong chiến tranh thương mại
Xuất khẩu không chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của cả Mỹ và Trung Quốc nên chiến tranh thương mại không gay ra nhiều xáo trộn trong chiến tranh thương mại

Lấy ví dụ về tỷ trọng GDP hiện nay của Trung Quốc; chỉ rơi vào khoảng 20%. Tuy nhiên con số này là 36% ở vào giai đoạn 2006. Mặt khác, con số GDP về xuất khẩu của Mỹ còn chỉ ở dưới mức 15%; tức là không chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế.

Vị trí trong GDP của nhau không đáng kể

Tưởng chừng như Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác quan trọng của nhau trong lĩnh vực thương mại; đóng vai trò và tỷ lệ GDP cao trong thương mại song phương. Tuy nhiên; theo số liệu thống kê thì những đóng góp này chỉ rất nhỏ. Cụ thể: Chính sách thương mại với Mỹ chỉ có thể góp vào 2.5% tổng GDP của Trung Quốc. Trong khi đó; con số này còn thấp hơn nữ với Mỹ; khi thương mại của Trung Quốc chỉ đóng 1% vào tổng cơ cấu GDP của Mỹ.

Theo chuyên gia Kenningham nhận định; các nhà đầu tư không cần phả quá lo ngại về vấn đề chiến tranh thương mại hiện đại. Lý do được ông khẳng định: “Nếu giá trị thương mại giữa hai nước có giảm tới 20%, thì tác động trực tiếp đến GDP chỉ ở mức 0,5% đối với Trung Quốc và 0,2% đối với Mỹ”.

 


Chính sách tiền tệ ít chịu ảnh hưởng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không gây ra nhiều tác động cho tình hình làm phát ở cả hai quốc gia. Do vậy; chính sách tiền tệ của hai nước và trên thế giới cũng ít phải chịu tác động và ảnh hưởng. Ngoài ra; Trung Quốc cũng chiếm tổng cộng 22% kim ngạch về xuất khẩu trên thế giới. Nhưng cuộc chiến thương mại này ít gây ra tác động; bởi thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ chiếm khoảng 3.2% thương mại toàn cầu.

Chính sách tiền tệ của hai quốc gia ít phải chịu tác động từ chiến tranh thương mại
Chính sách tiền tệ của hai quốc gia ít phải chịu tác động từ chiến tranh thương mại

 

Chủ nghĩa bảo hộ là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ; tuy nhiên; chủ nghĩa này chưa có sự lan rộng nhiều so với phạm vi chiến tranh thương mại. Trừ khi chủ nghĩa bảo hộ lan rộng trên toàn thế giới; thì cơ cấu GDP toàn cầu mới có thể bị ảnh hưởng đáng kể.

 


Đối với Việt Nam

Mặc dù theo cách đánh giá lạc quan như trên, chiến tranh thương mại không thể thực sự biến tướng với quy mô nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên; trên thực tế cục diện chính trị vẫn luôn thay đổi từng ngày. Ngoài ra; tổng thống Trump cũng được biết đến là người dễ thay đổi; rất khó lường trong hành động và suy tính. Do vậy, Việt Nam và các doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời nhằm ứng phó với tình hình.

Thương mại điện tử và nông nghiệp là hai ngành phải chịu nhiều ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại
Thương mại điện tử và nông nghiệp là hai ngành phải chịu nhiều ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại

Ngoài ra, cuộc chiến cũng được cảnh báo về tổn thất cho hai ngành chính; là thương mại điện tử và nông nghiệp. Trong đó, thương mại điện tử chỉ vừa mới bắt đầu nở rộ tại Việt Nam. Nhằm nhanh chóng nắm bắt thị trường này; doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị cho mình những phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả; trên nền tảng bán hàng đa kênh. Từ đó; hội nhập với thế giới; tránh việc bị lệ thuộc và các cường quốc. Dễ bị trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Nếu như bạn còn thông tin gì về những điều ít biết xoay quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung; hãy chia sẻ ngay với chúng tôi để cùng bàn luận nhé.