Công nghệ, điện tử, internet phát triển. Kéo theo đó là sự thay đổi trong hành vi và thói quen tiêu dùng. Các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo đài trở nên không mấy linh hoạt. Chính vì thế mà internet được ứng dụng nhiều hơn trong truyền thông và marketing. Tuy nhiên các công cụ E-Marketing rất đa dạng và không phải doanh nghiệp mới nào cũng biết cách áp dụng cái nào cho trường hợp nào.
Xem thêm:
Tiếp thị bằng hình ảnh, lưỡi dao marketing sắc bén
Làm thế nào để kiếm tiền thành công với tiếp thị liên kết (Affiliate)
5 cách thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm mới trong một nốt nhạc
Bản chất của E-Marketing
Bên cạnh nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nữa, tuy nhiên sau đây là định nghĩa dễ hiểu và sát thực nhất. Bản chất của E-Marketing (Internet Marketing) được định nghĩa bởi Philip Kotler đó là các chuỗi hoạt động bao gồm các bước từ lên kế hoạch, đưa ra chiến lược về giá; sản phẩm; phân phối; xúc tiến; các dịch vụ bổ sung đi kèm;… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng mục tiêu; thông qua việc sử dụng các phương tiện điện tử và internet.
E-Marketing khác gì so với marketing truyền thống
Để hiểu rõ hơn về E-Marketing, chúng ta cùng làm một phép so sánh giữa phương tiện truyền thông quảng bá qua internet so với phương tiện truyền thống.
Phương diện so sánh | Marketing truyền thống | E- Marketing |
Cách thức sử dụng
Phạm vi tiếp cận Thời gian lan truyền Nhắm chọn khách hàng Lưu trữ thông tin |
Các phương tiện truyền thông đại chúng: tivi, báo đài, biển quảng cáo ngoài trời,…
Thường chỉ tiếp cận được trong phạm vi quốc gia, khu vực. Cần mất một thời gian để khách hàng tiếp nhận và phản hồi. Thường không thể nhắm chọn đối tượng cụ thể. Chỉ có thể chọn theo khu vực nếu muốn. Không thể lưu được thông tin khách hàng đã tương tác. |
Các thiết bị số hóa, thiết bị điện tử, kết nối với internet.
Có thể truyền thông quảng bá ra nhiều khu vực; nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Ngay lập tức thông tin có thể truyền đến khách hàng mục tiêu. Có thể nhắm chọn chính xác đối tượng muốn hướng đến. Có thể dựa vào các thuật toán để lưu thông tin khách hàng. |
Lợi thế của E-Marketing là gì?
So với Marketing truyền thống thì E-Marketing có nhiều lợi thế hơn. Chính vì thế à nó được sử dụng phổ biến hơn trong thời đại công nghệ bùng nổ. Những lợi thế cơ bản mà E-Marketing sở hữu bao gồm:
Không giới hạn không gian, thời gian
Sử dụng Internet, đồng nghĩa với việc các khó khăn về khoảng cách địa lý được giải quyết. Doanh nghiệp sẽ không còn phải suy nghĩ; làm thế nào để đưa thông điệp đến những nơi xa xôi. Phải tốn thêm bao nhiêu chi phí cho việc mở rộng tiếp cận. Sử dụng Internet có nghĩa doanh nghiệp khai thác được thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Nhờ đó mà thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được truyền bá nhanh hơn; với chi phí về thời gian và tiền bạc là thấp nhất.
Tuy nhiên, việc tiếp cận với thị trường toàn cầu sẽ khiến doanh nghiệp đối diện với những đối thủ cạnh tranh mới; gay gắt hơn; khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần chi tiết và tỉ mỉ hơn trong từng đường đi nước bước. Các chiến lược và kế hoạch kinh doanh và marketing phải rõ ràng và linh hoạt.
E-Marketing còn có thể hoạt động liên tục; khai thác đối tượng khách hàng 24/7. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn bởi khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm dịch vụ của bạn mọi lúc mọi nơi. Hãy nhớ, cập nhật những thông tin mới nhất để không khiến khách hàng bị nhàm chán nhé.
Tương tác với khách hàng nhanh, hiệu quả
Các mạng xã hội là nơi cho thấy sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp thể hiện rõ ràng nhất. Hơn nữa, doanh nghiệp thậm chí có thể đo lường chúng bằng những con số trực quan và chính xác.
Nhớ đó mà doanh nghiệp có thể tương tác hai chiều với khách hàng của họ nhanh hơn; kịp thời hơn. Khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin từ doanh nghiệp hơn.
Tuy thế, sự tương tác quá nhanh cũng có thể mang đến những hệ lụy không đáng có. Nếu đó là một thông tin không đúng sự thật; có ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp; sẽ rất khó để dập tắt nó.
Sản phẩm nào cũng có thể áp dụng
Nếu như các phương tiện truyền thông đại chúng rất nghiêm ngặt trong việc lựa chọn thông tin, sản phẩm nào có thể được sử dụng. Bởi lẽ các phương tiện này mang tính phổ cập đến nhiều đối tượng khác nhau.
Ngày nay, khi việc mua sắm trực tuyến là điều hiển nhiên. Người tiêu dùng chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể mua được tất cả những gì họ muốn. Từ một chiếc kẹp tóc, đến cả đồ có giá trị như chiếc xe máy. Cũng để phục vụ khách hàng tốt hơn; mà mọi mặt hàng đều được đưa lên Internet và được E-Marketing quảng bá. Điều này cũng tạo cho những doanh nghiệp nhỏ có thêm lợi thế khi không có đủ ngân sách cho những phương tiện truyền thông đắt đỏ. Các doanh nghiệp cần cố gắng chọn lọc những sản phẩm đặc trưng của thương hiệu để không khiến thông tin bị loãng; khách hàng không cảm thấy nhàm chán.
Công cụ E-Marketing không bao giờ lỗi mốt
Lợi thế là thế, tuy nhiên để làm tốt, doanh nghiệp vẫn cần biết mình cần sử dụng công cụ nào; cho nhóm sản phẩm dịch vụ nào; và đối với nhóm khách hàng nào.
Website
Website được xem là bộ mặt của thương hiệu và là công cụ E-Marketing đặc biệt quan trọng. Đây là kênh mà doanh nghiệp sẽ giới thiệu không chỉ về thông tin sản phẩm mà còn là về thông tin của chính doanh nghiệp. Một website được chăm chút cẩn thận sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn về doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp khách hàng dễ dàng tham khảo thông tin sản phẩm hơn; truy cập mọi lúc mọi nơi mà không phải trực tiếp đến cửa hàng.
Có nhiều hình thức website; phổ biến nhất là web giới thiệu, web sản phẩm, web thương mại điện tử, web blogs,… Tùy vào mục đích và thông điệp muốn gửi đến khách hàng mà doanh nghiệp chọn loại website phù hợp nhất.
Công cụ tìm kiếm
Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing) có lẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng công nghệ mới. Đây là thuật ngữ sử dụng cho các biện pháp nỗ lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm của website.
Hình thức E-Marketing này có hai cách để thực hiện. Thứ nhất là tự khiến website của mình trở nên tương thích với Google; có ích cho người dùng; để Google đánh giá website một cách cao nhất. Cách này được gọi là SEO (Search Engine Optimization). Để thực hiện được cách này, doanh nghiệp cần có những phương pháp để hiểu được Google đang muốn website của bạn đạt được điều gì; và nỗ lực làm nó tốt nhất để được công nhận.
Cách thứ hai đó là doanh nghiệp trả tiền cho những hiển thị của mình ở vị trí khách hàng dễ nhìn thấy nhất. Quảng cáo trả tiền tức bạn sẽ phải bỏ tiền cho những click đến trang đích.
Email ra đời phục vụ cho nhu cầu giao tiếp và trao đổi của mọi người. Các doanh nghiệp cũng biết cách tận dụng Email cho những chiến dịch E-Marketing của mình. Bằng việc gửi các thông điệp, thông tin sản phẩm, sự kiện liên quan đến doanh nghiệp cho khách hàng của họ thông qua Email.
Email Marketing hiện tại cũng có nhiều hình thức khác nhau. Email giới thiệu sản phẩm dịch vụ; tin khuyến mại; bản tin; chăm sóc khách hàng; ebook; video;… Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức gửi video tùy thuộc vào từng chiến dịch. Không nên đánh đồng cho tất cả các chiến dịch tránh trường hợp không tạo được thiện cảm với khách hàng.
Tuy nhiên sử dụng hình thức này cũng có thể gặp được bất cập; giả sử như người nhận không cho phép nhận; email của bạn sẽ bị chuyển ngay vào hòm thư spam (thư rác). Đây là hình thức cần ít chi phí để thực hiện; do đó doanh nghiệp nên cân nhắc nhiều hơn.
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến tức là việc bạn sẽ đặt quảng cáo của mình trên các vị trị hiển thị cho phép trên internet. Có thể sử dụng quảng cáo Google hoặc quảng cáo Facebook; đây là hai hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất hiện nay.
Marketing mobile
Thiết bị di động là phương tiện truy cập internet với tần suất lớn hàng đầu hiện nay. Chính vì thế mà khai thác thị trường marketing, truyên thông thông qua thiết bị di động sẽ là một miếng bánh cực hấp dẫn.
SMS Marketing
Là hình thức tiếp cận khách hàng thông qua việc gửi tin nhắn. Hạn chế của SMS Marketing đó là giới hạn của một tin nhắn chỉ rơi vào tầm 160 ký tự. Tuy nhiên hình thức này là cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để gửi thông tin đến khách hàng nhanh nhất.
Các tin nhắn thường chỉ có định dạng bằng hình ảnh; và để tiết kiệm không gian ký tự; chúng thường được viết bằng chữ không dấu. Vì thế khách hàng nhận được tin nhắn sẽ không mấy bị thu hút. Họ sẽ dễ dàng lướt qua mà không có bất kỳ ấn tượng nào.
PR trực tuyến
PR (Public Relationship – Quan hệ công chúng) là một hình thức mà doanh nghiệp sử dụng để cải thiện mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng; mục đích là để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng.
PR đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên dưới hình thức là một công cụ của E-Marketing lại chưa mấy phổ biến. Trong môi trường sử dụng internets, PR online có khả năng truyền đạt thông tin nhanh hơn; chi phí tối thiểu mà hiệu quả lại cao và bền vững.
Bằng việc thực hiện PR online chuyên nghiệp; uy tín của thương hiệu, của doanh nghiệp sẽ được đẩy lên. Doanh nghiệp sẽ xuất hiện một cách thân thiện và đẹp mắt trong tâm trí khách hàng của họ.
Tuy nhiên điều này cũng có những hạn chế riêng của nó. Chỉ cần một phút lơ là, thương hiệu có thể nhanh chóng bị nhấn chìm không thương tiếc.
Trên đây chỉ là 7 công cụ phổ biến, dễ sử dụng và tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều công cụ khác có thể áp dụng. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nguồn lực doanh nghiệp thật kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn.