- Lượt xem: 1306

 

Bảo vệ thương hiệu được coi là nhiệm vụ sống còn của các thương hiệu lớn trong thời buổi rất nhiều vi phạm sở hữu trí tuệ xảy ra. Trung Nguyên – 1 thương hiệu lớn tại Việt Nam đã từng mắc lỗi sai này.

Bài học mất thương hiệu cũ

Là một thương hiệu lớn hàng đầu Việt Nam nhưng Trung Nguyên của Đặng Lê Nguyên Vũ lại mắc phải một lỗi sai lớn. Đó là vào năm 2000, khi Trung Nguyên từng bị rơi thương hiệu vào tay công ty Rice Field. Công ty này đã đăng kí bảo hộ thương hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO.

Đây được xem như cuộc chiến bảo hộ thương hiệu do quên không đăng ký thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam.

Sau 2 năm, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field trở thành nhà phân phối cho tập đoàn này tại Mỹ. Phải chi ra hàng trăm nghìn USD; Trung Nguyên mới thương thảo được vụ này.

Ngay sau đó để tránh mắc lại, Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký thương hiệu tại 60 quốc gia trên thế giới.

Sóng gió này hết, sóng gió khác lại ập đến. Thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa khó khăn. Khi website của thương hiệu này là trungnguyen.com.au đã trở thành webstie giao dịch, quảng bá của Highlands Coffee.

Khi đăng ký thương hiệu tên miền tại Australia, thì phát hiện một công ty tên là The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký và sử dụng dưới hình thức 1 website giao dịch.

Trung Nguyên cho rằng đó là do đối thủ Highland chơi xấu; còn phía Highlands khẳng định không liên quan.

Trung Nguyên tiếp tục bị đánh cắp thương hiệu cà phê chồn tại Mỹ. Khi đăng ký thương hiệu Legend Coffee thì bị người khác thâu tóm. Văn phòng về bằng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) cho biết, bản quyền Legend Coffee đã được một người tên Alexander Nguyễn đăng ký. Người này không hề có liên quan gì đến Trung Nguyên.

Trung Nguyên đã đăng ký thương hiệu Trung Nguyên coffee, G7 Coffee nhưng Legend coffee thì chưa hề.

Các hình thức đánh mất thương hiệu khác

Dựa trên bài học đánh mất thương hiệu của Trung Nguyên; rút ra những hình thức “chơi xấu” đánh mất thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Ngoài hình thức ăn cắp bản quyền thương hiệu trên, Trung Nguyên còn bị đối thủ đánh từ ngoài vào trong. Bằng cách viết các bài báo nói xấu chất lượng từ các nick nước ngoài. Từ đó kêu gọi cộng động trong nước và ngoài nước tẩy chay Trung Nguyên và các sản phẩm.

Lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng và sự lan truyền nhanh của truyền thông mạng; những tin tức này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thương hiệu.

Từ đó gây tổn hại đến uy tín thương hiệu.

Một hình thức khác để gây nhiễu loạn nội bộ, khai thác kỹ thuật và bí mât nội bộ. Nhiều tổ chức sẽ mua chuộc các nhân viên nội bộ; đặc biệt là các chuyên gia chủ chốt.

Những hình thức sai phạm này không chỉ bôi nhọ; làm xấu hình ảnh Trung Nguyên mà còn làm ảnh hưởng đến ngành cà phê Việt Nam đối với thị trường thế giới.

Trung Nguyên làm gì để bảo vệ thương hiệu

Trải qua rất nhiều khó khăn để trở thành thương hiệu số 1 cà phê Việt. Trung Nguyên đã nắm cho mình rất nhiều kinh nghiệm.Tuy rằng cuộc chiến thương hiệu sẽ là không hồi kết. Nhưng Trung Nguyên sẽ không ngán một đối thủ nào cả.

Trung Nguyên sẽ làm gì để bảo vệ các thương hiệu của mình
Trung Nguyên sẽ làm gì để bảo vệ các thương hiệu của mình

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ có nói: “ …chúng tôi hi vọng và mong muốn các doanh nghiệp trong cùng ngành có thể giúp đỡ; hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu nâng cao giá trị và hình ảnh của ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; với mục tiêu mang lại sự thịnh vượng cho Việt Nam”

“Quan điểm của chúng tôi là nếu có doanh nghiệp nào đó trong ngành có sai lầm, thì trước tiên cần có chế tài xử lý; sau đó cần có biện pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả, vì lợi ích chung của toàn ngành”

Đại diện cho thương hiệu này, ông Vũ cũng khẳng định: “”Là một doanh nghiệp trên thương trường, chúng tôi hiểu và chấp nhận việc cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, ủng hộ một môi trường cạnh tranh cởi mở nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực hết sức để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất có thể; nhưng chúng tôi kiên quyết đả phá những xảo thuật kinh doanh không lành mạnh như nói xấu đối thủ, làm giàu không lương thiện dựa trên việc gieo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng”.

Đổ vỡ trong hôn nhân của CEO có ảnh hưởng gì tới Trung Nguyên

Những ngày qua, báo chí rầm rộ về vụ li hôn của Đặng Lê Nguyên Vũ –  chủ tịch của Trung Nguyên. Liệu những ồn ào của vị chủ tịch này, có ảnh hưởng gì đến thương hiệu Trung Nguyên.

Chuyện bắt đầu vào 4/2015, khi ông Vũ bất ngờ bãi chức Phó Tổng Giám Đốc của bà Lê Hoàng Diệp Thảo ( vợ ông).

Những tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh và các công ty con cũng xảy ra đồng thời với vụ ly hôn này.

Tính đến năm 2018, Trung Nguyên vẫn có 1500 tỷ đồng và ông Vũ vẫn nắm quyền điều hành. Tuy nhiên, tòa án vẫn đang thụ lý xem xét ly hôn khi 2 vợ chồng đều đồng sở hữu 93% tài sản vô hình và hữu hình; bao gồm thương hiệu Trung Nguyên và G7.

Bà Thảo cho biết, tháng 10/2015, ông Vũ cho triệu tập cuộc họp cổ đông để biểu quyết; bãi bỏ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám Đốc của bà Thảo.

Bà Thảo có văn bảng vắng mặt nhưng ông Vũ vẫn tổ chức.

Ngày 21/3/2018, Ông Vũ kiện bà Thảo chiếm đoạt con dấu công ty. Tòa tuyên bố ông Vũ thắng kiện.

Trải qua 3 năm tranh cãi, hiện nay cuộc ly hôn này vẫn chưa đến hồi kết, Trong khi đối thủ về Café ngày càng ra tăng, thương hiệu Trung Nguyên liệu có còn giữ được vị trí của nó.