- Lượt xem: 1070

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa từ nhiều người cho thấy, việc kinh doanh một siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa dù ở thành thị hay nông thôn, bạn đều phải trải qua quy trình các bước cơ bản. Nếu như ở phần 1 chúng ta đã hiểu tại sao nên đầu tư vào lĩnh vực này và chi phí ước tính để mở được một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, thì với bào viết này chúng tôi đưa đến bạn đọc một loạt các bước trong chu trình mở cửa hàng tạo hóa, siêu thị mini, giúp bạn có kế hoạch và định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu.

Bước 1: Lên danh mục các mặt hàng tạp hóa

Công việc trước tiên khi mở cửa hàng tạp hóa bạn cần phải làm là xác đinh các danh mục mặt hàng tạp hóa của mình đinh bán là thực phẩm, hàng hóa hay đồ gia dụng,..rồi sau đó mới liệt kê chi tiết các sản phẩm cần bán của từng hạng mục. Với các siêu thị mini bạn có thể bán đồ tươi sống, thực phẩm, nước ngọt, đồ gia dụng,…Dựa theo nhu cầu người dân ở khu vực cửa hàng của bạn bán mà lên danh mục cho phù hợp. Nếu như siêu thị của bạn gần trường học thì có thể bán thêm các loại đồ dùng văn phòng phẩm,.. Nếu chỉ là cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thì nên tập trung vào các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Bước 2: Bán kèm các sản phẩm, dịch vụ khác

Theo thống kê thị trường, các sản phẩm bán chạy nhất ở siêu thị mini là các loại mặt hàng như thực phẩm, bánh kẹo, rau củ. Ngoài ra, đồ ăn nhanh, thực phẩm chín cũng đang trở thành xu hướng trong giới trẻ phục vụ nhu cầu nhanh, tiện lợi và đem lại giá trị lợi nhuận cao cho chủ cửa hàng. Ngoài ra bạn có thể bán kết hợp với các mặt hàng có lợi cho sức khỏe, vì những sản phẩm này vừa có tác dụng làm đẹp vừa có chất dinh dưỡng nên rất được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Bước 3: Kế hoạch thuê nhân viên

Bạn nên thuê những người có năng lực, nhanh nhạy với công việc, có ngoại hình và có thể gắn bó lâu dài với công việc. Không nhất thiết phải thuê những người giỏi ở những vị trí không cần thiết để tiết kiệm chi phí tiền lương. Nếu nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng và tiếp xúc với khách hàng bạn nên trực tiếp chỉ dạy cho họ những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp,..

Nếu bạn chỉ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ thì chỉ cần thuê một nhân viên bán hàng và một nhân viên thu ngân là có thể hoạt động bình thường rồi nhưng nếu là một siêu thị mini thì chắc chắn sẽ cần có một cửa hàng trưởng quản lý siêu thị, hai nhân viên thu ngân, một nhân viên kế toán, năm nhân viên bán hàng quản lý, sắp xếp hàng hóa.

Bước 4: Lên danh sách thiết bị và dụng cụ phục vụ cho cửa hàng

  • Máy tính và máy tính tiền là những thiết bị không thể thiếu trong kinh doanh bán lẻ. Các thiết bị này được đặt ở bàn thu ngân và cần kết nối với nhau để dễ dàng quan sát số liệu, thu nhập.
  • Phần mềm quản lý siêu thị và phần mềm bán hàng: đây được coi là công cụ trợ giúp đắc lực trong việc quản lý cửa hàng, giúp bạn dễ dàng theo dõi số liệu hàng hóa xuất nhập trong kho để có giải pháp kinh doanh phù hợp. Nếu có nhu cầu bạn đừng quên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng bota, không chỉ quản lý hàng hóa, kho hàng, nhân viên mà phần mềm này còn có thể đồng bộ dữ liệu với nhiều kênh bán hàng khác nhau. Vì vậy đừng quên dùng thử và trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng hữu ích này nhé.
  • Bàn ghế cho nhân viên thu ngân, kế toán, nhân viên kho hàng: Bạn nên mua những loại bàn chuyên dụng dành cho nhân viên để đảm bảo công việc thực hiện được thực hiện hiệu quả nhất.
  • Gía để hàng: trong siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau được bày bán từ cái to đến cái nhỏ vì thế cần có giá để đồ để tiết kiệm diện tích và bày biện sản phẩm được hợp lý khoa học. Với một siêu thị mini thường cần đến 20 giá đỡ có diện tích khoảng tử 4-4,6 m2 được thiết kế tinh tế, gọn gàng tạo nên một không gian mua hàng ấm cúng và đẹp đẽ.
  • Tủ mát, tủ lạnh: dùng để làm mát các loại kem, nước ngọt, nước tinh khiết khác nhau, ngoài ra nếu bạn bán những loại thực phẩm tươi sống thì đây là một vật dụng không thể thiếu để giữ thực phẩm được tươi ngon nhất. Bạn nên đặt ở những nơi khách hàng dễ nhìn thấy nhất như lối ra vào để mang lại hiệu ứng mua hàng tích cực. Với một chiếc tủ mát được trang trí bắt mắt chắc chắn sẽ khiến khách hàng thích thú và không ngần ngại lấy thêm một vài món trong đó.
  • Ngoài ra bạn có thể sắm sửa thêm một số món đồ khác như tủ đồ bán móc, tủ bán bánh mini,…

Trên đây là 4 bước cơ bản chuẩn bị cho công việc mở cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini của bạn. Và đừng quên đón đọc thêm 5 bước còn lại để giúp thu hút khách hàng và kinh doanh hiệu quả hơn nữa nhé.