- Lượt xem: 454

Kinh doanh cửa hàng áo cưới không khó nhưng cũng chẳng hề dễ. Bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ để cửa hàng có thể đi vào hoạt động ổn định. Bota xin chia sẻ với độc giả 5 kinh nghiệm quý báu để kinh doanh cửa hàng áo cưới thành công.

Xem thêm:

Muốn mở cửa hàng áo cưới, bạn cần chuẩn bị những gì?

4 “gạch đầu dòng” giúp thiết kế website nhà hàng thật hút khách

Bí quyết để lấy được nguồn hàng mỹ phẩm xách tay giá tốt

1. Lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, bản kế hoạch chiến lược là một yếu tố không thể thiếu. Đây là nền tảng điều hướng cho mọi hoạt động của cửa hàng về sau. Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải xác định được địa điểm đặt cửa hàng, cơ sở hạ tầng, thiết kế cửa hàng áo cưới ra sao, tiếp thị như thế nào… Rồi vấn đề về nhân viên, nguồn hàng, kho hàng, cách thức kinh doanh là cho thuê hay đặt may riêng. 

Với rất nhiều thứ phải làm như vậy, bạn cần có bản kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Nhưng khi lập kế hoạch bạn cũng không nên quá sa đà vào những thứ không thực tế. Phải bám sát vào tình hình thị trường. Tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để có điều chỉnh kịp thời. Một bản kế hoạch kinh doanh phải linh hoạt trong mọi hoàn cảnh mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

lap ke hoach kinh doanh ro rang de kiem soat moi cong viec khi kinh doanh ao cuoi
Lap ke hoach kinh doanh ro rang de kiem soat moi cong viec khi kinh doanh ao cuoi

2. Khảo sát thị trường trước khi mở cửa hàng áo cưới

Áo cưới cũng là một danh mục của thời trang. Vì thế sự thay đổi của nó cũng theo từng năm, từng thời kỳ. Hơn nữa, mỗi vùng có tập tục khác nhau thì xu hướng áo cưới cũng khác nhau. Ví dụ như ở một số tỉnh miền Tây, trang phục cô dâu thường là áo dài truyền thống chứ không phải váy trắng xòe ren. Thế nên trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, xác định xu hướng để không phạm sai lầm.

Ngoài mẫu mã, khi khảo sát bạn cũng phải chú ý đến giá cả của áo cưới. Nếu nơi bạn đặt cửa hàng chủ yếu có những người thu nhập cao thì họ sẽ không thích các loại áo cưới giá rẻ, và ngược lại. Bên cạnh đó, việc hiểu thị trường sẽ giúp bạn tìm được hướng đi đúng đắn. Từ đó đưa ra các chiến lược để cửa hàng của mình nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh.

3. Thiết kế cửa hàng áo cưới

Không giống với kinh doanh những mặt hàng khác, thiết kế cửa hàng áo cưới cần phải mang những đặc thù riêng. Nếu bạn định hướng theo kiểu Âu, Mỹ thì không gian trong cửa hàng phải trang nhã. Bạn có thể trang trí bằng gam màu sáng, làm nổi bật màu trắng tinh khôi của váy cưới và đen lịch lãm của vest chú rể. 

Thiet ke tiem vay cuoi phai chu trong den tinh doc dao
Thiet ke tiem vay cuoi phai chu trong den tinh doc dao

Còn với định hướng thiết kế cửa hàng áo cưới theo truyền thống thì những màu sắc và họa tiết trong cửa hàng phải làm sao phù hợp với phong tục tập quán. Nhưng dù thế nào thì các thiết kế cũng cần thân thiện với khách hàng, khiến họ thoải mái khi bước vào.

4. Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng

Địa điểm kinh doanh là yếu tố rất quan trọng. Nó quyết định đến hơn một nửa sự thành công của bạn. Đối với áo cưới, bạn nên đặt cửa hàng ở những nơi đông người. Khu phố xá sầm uất, khu thương mại hoặc phố buôn bán…là gợi ý tuyệt vời. Như vậy mới dễ dàng thu hút nhiều khách hàng. Tại các nơi đó giá thuê mặt bằng khá cao. Vậy nên bạn cần cân đối tài chính để chi tiêu hợp lý với nguồn vốn sẵn có.

Khách hàng khi đến chọn mua áo cưới thường có nhu cầu mặc thử. Do đó diện tích của cửa hàng phải đảm bảo đủ rộng. Ngoài ra phải kê được tủ kính để bày hàng mẫu. Việc thiết kế studio để chụp ảnh cũng cần được chú trọng.

Lua chon dia diem dat tiem vay cuoi rat quan trong
Lua chon dia diem dat tiem vay cuoi rat quan trong

 5. Xác định các dịch vụ đi kèm

Thông thường, các cửa hàng áo cưới luôn cung cấp đa dịch vụ liên quan đến việc cưới hỏi. Ngoài bán, cho thuê áo váy cưới còn nhận chụp ảnh trọn gói, trang điểm cô dâu hoặc tổ chức luôn đám cưới cho khách hàng. Đối với mỗi dịch vụ đi kèm như vậy bạn cần đầu tư những trang thiết bị phù hợp, có nhân viên chuyên phụ trách để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hy vọng với những kinh nghiệm được chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách áp dụng vào trường hợp của mình để kinh doanh cửa hàng áo cưới thành công.