Hiện nay, xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của con người tăng lên đáng kể. Trong đó, phải kể tới nhu cầu ăn uống. Ngoài những dịch vụ nhà hàng, quán ăn truyền thống, kinh doanh đồ ăn vặt đang nổi lên là một trong những lĩnh vực có doanh thu cao nhất trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ thành công cao, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt cụ thể.
Dưới đây là 6 bước lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt đơn giản và hiệu quả. Giúp nhà quản lý dễ dàng hơn khi mới bắt đầu công việc kinh doanh.
Xem thêm:
Kế hoạch kinh doanh khách sạn chi tiết cho người mới bắt đầu
5 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng đơn giản và hiệu quả
Quản lý thành công nhờ phần mềm quản lý nhà hàng
Bước 1: Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt
Thông thường, đối tượng bạn tiếp cận là giới trẻ, những người thích khám phá và ưa chuộng những gì mới mẻ. Vì vậy, một cái tên độc đáo sẽ là điểm cộng, giúp bạn thu hút tối đa khách hàng.
Đặt tên cho cửa hàng cũng cần có kinh nghiệm. Không phải tự nhiên bạn nghĩ ra một cái tên không liên quan gì đến bạn hoặc lĩnh vực kinh doanh mà bạn chọn. Bạn có thể học kinh nghiệm đặt tên trên các trang mạng xã hội hoặc google. Sẽ vô cùng hữu ích cho bạn.
Bước 2: Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt
Vì đối tượng là giới trẻ nên địa điểm kinh doanh của bạn nên đặt ở những nơi như trường học, ký túc xá, hay những khu dân cư đông đúc. Đây là những nơi lý tưởng để bạn tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bạn cũng cần khảo sát địa điểm xung quanh khu vực bạn có ý định đặt địa điểm kinh doanh. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực đang phát triển rộng rãi, nên cách đối thủ cạnh tranh của bạn vô cùng nhiều. Bạn cần khảo sát để tránh những quán hàng đã tồn tại trong một thời gian dài. Để dễ dàng kinh doanh, tạo thương hiệu.
Bước 3: Sửa sang, trang trí cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt
Khi chọn được địa điểm kinh doanh đồ ăn vặt, việc tiếp theo của bạn là sửa sang, dọn dẹp và trang trí cửa hàng. Không giống như siêu thị, phải sắp xếp kệ hàng logic, kinh doanh quán ăn đồ ăn vặt đơn giản hơn.
Bạn chỉ cần sắp xếp những bàn ghế đơn giản, gọn gàng. Tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ, để thu hút khách hàng. Giới trẻ thường thích sống ảo, vì vậy không gian bạn tạo ra khá quan trọng. Bạn có thể sử dụng bàn ăn có những tấm kính đặt lên, nó vừa vệ sinh dễ dàng, tránh va đập; vừa tạo sự sạch sẽ, cảm giác thoải mái cho mọi người tới quán. Tường cũng cần sơn sửa những màu sáng để tạo sự tươi mới. Bạn có thể lắp thêm những dàn đèn trên tường và trên trần nhà để tăng ánh sáng cho cửa hàng; nhất là vào buổi tối.
Khi kinh doanh đồ ăn vặt, quầy thu ngân thường ở gần nơi lấy đồ ăn. Vì vậy, bạn cũng cần sắp xếp một vị trí thích hợp, để có thể dễ dàng phục vụ.
Menu nên trang trí hợp với không gian bạn tạo ra và giá cả phải rõ ràng. Việc chọn mức giá hợp lý chúng tôi sẽ đề cập ở bước tiếp theo. Khách hàng sẽ hứng thú và lựa chọn dịch vụ của bạn.
Bước 4: Tạo list món ăn hấp dẫn
Thông thường, đồ ăn vặt thường là những đồ chiên, rán, nướng. Những đồ ăn ăn nem rán, xúc xích, bánh mì, khoai chiên,… đã quá quen thuộc tại mọi cửa hàng ăn vặt. Vì vậy, bạn cần cân nhắc lựa chọn những món ăn mà bạn có khả năng chế biến khác biệt. Nếu không, bạn sẽ khó lòng cạnh tranh với những đối thủ cùng lĩnh vực kinh doanh đồ ăn vặt khác.
Những món ăn bạn lựa chọn kinh doanh phải liên quan đến nhau. Nó vừa tạo sự liên kết trong menu, vừa thuận tiện để chế biến.
Ngoài đồ ăn, bạn cần bổ sung thêm đồ uống. Đồ uống bạn có thể lựa chọn là trà sữa, sữa chua, chè,… Cũng giống như đồ ăn, bạn phải tìm được điểm khác biệt trong các loại đồ uống.
Sau khi quyết định được list món ăn, công việc của bạn là xác định mức giá cụ thể cho từng loại thức ăn và đồ uống. Dựa vào nguyên liệu chế biến, mặt bằng kinh doanh để cân nhắc giá cả. Bạn cũng cần tham khảo giá trên thị trường để quyết định.
Vì đối tượng của bạn là giới trẻ, nên việc tạo giá cạnh tranh có yếu tố vô cùng quan trọng quyết định lượng khách tới cửa hàng. Chênh lệch 1000đ/2000đ cũng tạo cho bạn nhiều lợi thế.
Nếu bạn mới kinh doanh đồ ăn vặt, hãy đừng quá vội vàng chú trọng tới doanh thu. Dần dần tạo thương hiệu, làm hài lòng khách hàng, bạn sẽ thành công hơn.
Bước 5: Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình
Kỹ năng bán hàng vô cùng quan trọng. Nếu thái độ phục vụ của bạn niềm nở, vui vẻ, mọi người sẽ thấy thoải mái hơn khi vào ăn tại cửa hàng.
Bạn nên sắp xếp một nhân viên đứng tại cửa ra vào để chào đón khách. Tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng. Tiếp theo, quy trình phục vụ từ sắp xếp bàn ăn, gọi món, phải thật nhanh chóng. Tránh khách hàng đợi chờ lâu, khó chịu. Quy trình thanh toán cũng tương tự. Cần nhanh chóng, chính xác. Một gợi ý cho bạn đó chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Bởi lẽ, phần mềm tạo nên một quy trình bán hàng khép kín, chuyên nghiệp. Từ việc xếp bàn, gọi món, thanh toán đều vô cùng tiện lợi.
Bạn nên sử dụng âm nhạc trong cửa hàng để tạo sự hưng phấn và thoải mái cho khách hàng. Âm nhạc có tác dụng giảm bớt căng thẳng, làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn, tránh những bực tức và muộn phiền.
Tất cả những điều đó cần được đưa vào bản kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt của bạn thật cụ thể và chi tiết.
Bước 6: Lập kế hoạch truyền thông, quảng bá sản phẩm
Bạn cần tiếp cận khách hàng nhanh chóng để cửa hàng của bạn được biết đến rộng rãi. Bạn cần truyền thông trước ngày khai trương bằng cách phát tờ rơi, treo poster,.. Hoặc truyền thông online trên trang cá nhân, lập fanpage trên facebook. Những phương tiện mà giới trẻ hay tiếp cận.
Trong ngày khai trường, hãy tổ chức những ưu đãi giảm giá, tặng kèm hay mua theo combo để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, những hình thức đó chỉ phù hợp với thời điểm ban đầu. Để phát triển lâu dài, bạn cần có những ý tưởng truyền thông độc đáo, sáng tạo. Ví dụ, bạn có thể lưu trữ thông tin khách hàng để chúc mừng sinh nhật. Bạn vừa có thông tin khách hàng, vừa tạo cho khách hàng niềm vui.
Ý tưởng kinh doanh cần phải có thời gian suy nghĩ để lên kế hoạch. Hãy bình tĩnh, và tìm hiểu kỹ lưỡng để thành công.
Trên đây là 6 bước cơ bản lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt đơn giản và hiệu quả. Nó dựa trên thực tế thu nhận được nên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.