Một trong những cách tăng tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng là sử dụng phương pháp kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Test). Nếu bán hàng trên website mà không cần kiểm thử tỷ lệ chuyển đổi cũng giống như một người mù chạy bộ. Bạn sẽ không thể tìm được phương hướng cần đến, cũng như tìm được cho mình con đường ngắn nhất để khách hàng click mua hàng. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đề cập tới những yếu tố cần kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website khi kinh doanh online? Tại sao nó lại quan trọng đối với chủ sở hữu cửa hàng trực tuyến, và cung cấp cho bạn 9 yếu tố phổ biến nhất, giúp bạn có thể áp dụng trên cửa hàng của mình ngay hôm nay.
Kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website là gì?
Đơn giản chỉ cần hiểu kiểm thử tỷ lệ chuyển đổi website là quá trình kiểm tra các yếu tố khác nhau trên trang web: trang chủ, thanh điều hướng, nút mua hàng, màu sắc trang web… nhằm đảm bảo tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tối ưu nhất. Kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website sẽ giúp bạn tăng số lượng người dùng click vào nút mua hàng, hoặc theo một chủ đích nào đó mà bạn mong muốn.
Tại sao kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi mua hàng lại quan trọng?
Nếu không test thử tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ chỉ thực hiện các quyết định quan trọng dựa trên trực giác, thay vì thực tế. Có vô số nghiên cứu về vấn đề làm thế nào để một thay đổi nhỏ trên trang đích có thể tạo ra kết quá doanh số bán hàng tăng x%. Kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng chính là sự tối ưu hóa, giúp bạn thực hiện những thay đổi nhỏ đó, đánh giá kết quả, gọt giũa và lập lại trật tự.
Vì tất cả những yếu tố khác nhau trên trang web có thể chỉ với mục đích cuối cùng là hướng người truy cập đến trang mua hàng. Vì vậy, bắt buộc bạn nên kiểm thử nhiều lần để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi trên website được cao nhất có thể.
Những yếu tố quan trọng khi kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website
Một trong những thách thức lớn nhất với các kiểm thử tỷ lệ chuyển đổi mua hàng là tìm ra những gì để kiểm tra. Dưới đây là danh sách 9 yếu tố mà mỗi chủ shop online nên thực hiện. Hãy sử dụng danh sách này giống như một điểm khởi đầu, và nhớ rằng có rất nhiều yếu tố khác bạn cần kiểm tra thêm – danh sách này chỉ là một nền móng cho những bước tăng tỷ lệ click mua hàng của bạn.
1. Trang chủ website
Bắt đầu bằng cách nhìn vào trang chủ của trang web. Hầu hết các khách hàng tiềm năng đều truy cập và nhìn thấy trang chủ đầu tiên. Điều đầu tiên một vị khách nhìn thấy là gì? Những tính năng/lợi ích đi kèm trên sản phẩm được bán? Vậy làm thế nào để tạo ra những mô tả sản phẩm thu hút khách hàng? Bạn nên liệt kê tính năng sản phẩm theo mùa không? Có nên giới thiệu khuyến mại miễn phí vận chuyển? Không có đúng hay sai khi trả lời cho những câu hỏi này. Đây chỉ là cách để thực hiện thay đổi, đánh giá kết quả và tối ưu hóa trang web của bạn.
Thông thường các website bán hàng online hiện đại ngày nay, họ thường show ra trên trang chủ các ưu đãi lớn nhất như, sale off, miễn phí vận chuyển/đổi trả,… Bạn có thể ghé thăm một số thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp để xem những chủ shop này họ đang để những gì để tham khảo thêm nhé.
2. Màu sắc trên giao diện website
Yếu tố này có vẻ như không quan trọng ở cái nhìn đầu tiên, nhưng bạn có thể ngạc nhiên nếu thực sự biết rằng màu sắc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến một hành động trực tuyến của khách hàng. Trên blog KISSmetrics đã chạy thử một nghiên cứu về phản ứng của người dùng với các màu sắc trên các nút bấm, và kết quả cho thấy có một sự khác biệt rất lớn.
Màu chiến thắng trong cuộc nghiên cứu là màu cam, nhưng một số khác đã tìm thấy sự tác động mạnh mẽ trên nút màu xanh. Vì vậy, mặc dù màu sắc của một nút có vẻ tầm thường, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch tổng thể của sự vật. Nhưng với tất cả những yếu tố khác nhau trên trang web, sẽ không có một kích thước phù hợp nào dành cho tất cả. Nó cần có sự thay đổi thích hợp, và đó chính là lý do tại sao nó quan trọng để kiểm thử.
Xem thêm: Sử dụng màu sắc trong thiết kế và marketing: các hiệu ứng và sự hiệu quả
3. Thanh điều hướng (Navigation)
Là những gì ở phía trên cùng của trang web bán hàng, chúng cơ bản sẽ giúp khách hàng tìm thấy thứ mà họ đang tìm kiếm. Giống như website chính thức của Bota.vn đã lựa chọn các mục về sản phẩm Bota Web, Bota POS, Bota Chat và Bảng Giá,… vào thành điều hướng trên cùng của trang web. Tất cả những điều này tưởng là ngẫu nhiên nhưng đều có ý đồ và dựa theo những gì khách hàng đang quan tâm, cũng như những tính năng mạnh mẽ nhất của sản phẩm.
4. Thêm sản phẩm vào giỏ hàng lưu trữ
Sẽ là một bất lợi nếu trang thanh toán thiếu một danh sách ưa thích hoặc tính năng cho vào giỏ hàng xem sau. Nếu tôi tìm thấy một sản phẩm mà mình quan tâm, nhưng chỉ muốn lưu lại chúng, bởi hiện tại giá sản phẩm hơi cao khiến tôi muốn mua sau đó, hay vì tôi đang có ý định mua nó làm món quà sinh nhật trong một vài tuần tới? Bạn nghĩ xem tính năng lưu lại xem sau có cần phải được bổ sung vào hay không?
5. Tích hợp sẵn các phương thức thanh toán
Không phải cửa hàng trực tuyến nào cũng chấp nhận tất cả các hình thức thanh toán khác nhau. Vì vậy, việc hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán là rất tốt để bạn chấp nhận nó. Hầu hết các chủ cửa trực tuyến biết rằng đó là một ý tưởng tốt để đặt các biểu tượng thẻ tín dụng trên trang sản phẩm của họ, nhưng vị trí nào sẽ tốt hơn để bạn đặt chúng? Chúng cần có kích cỡ thế nào? Và những phương thức thanh toán bạn nên tích hợp bao gồm những gì?
Hãy thử một vài lựa chọn hiển thị phương thức thanh toán khác nhau và kiểm tra tính hiệu quả của chúng. Nếu bạn cần tham khảo một số biểu tượng thẻ tín dụng, hãy kiểm tra chúng tại đây.
6. Số điện thoại liên hệ
Hãy thử đánh giá sự tác động trong việc loại bỏ số điện thoại liên hệ của bạn khi kiểm thử tỷ lệ chuyển đổi website. Ngoài ra, hãy thử di chuyển vị trí của số điện thoại xung quanh một chút. Thay vì hiển thị nó trên trang chủ của bạn, hãy thử đặt trong phần “Liên hệ” trên trang web của bạn, hoặc trong các giỏ mua hàng, mà chỉ có khách hàng tiềm năng mới có đủ điều kiện để nhìn thấy nó.
7. Bảo mật
Đây cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website. Trước đây mua sắm trực tuyến được coi là một hành động thiếu an toàn khiến nhiều người tiêu dùng né tránh nó. Tuy nhiên, đến hiện tại niềm tin và độ tin cậy về mua hàng online đã có được được chỗ đứng nhất định và không còn bị xem như một hoạt động không an toàn nữa. Thực tế vẫn còn một số bộ phận người dùng xem xét việc đặt hàng trực tuyến trên web một cách khá thận trọng, và suy xét kỹ càng trước khi nhập các thông tin nhạy cảm trên một trang web có thông tin không rõ ràng.
Giảm bớt những mối quan tâm và lo ngại cho khách hàng, bằng cách đảm bảo chính sách an ninh, thương hiệu của bạn và các chi tiết khác một cách minh bạch nhất. Hãy nhớ mua bảo mật SSL/HTML cho website bán hàng chuyên nghiệp của mình.
8. Chính sách hoàn trả/vận chuyển
Cũng cần phải nói rằng, bạn nên đưa ra một chính sách hoàn trả, nhưng làm thế nào để có được chính xác những thứ cần được soạn thảo? Hơn nữa, chúng sẽ được hiển thị ở đâu và như thế nào trên trang web thương mại điện tử của bạn? Hãy thử hiển thị chính sách bảo hành hoặc hoàn trả tiền tại các vị trí khác nhau và kiểm tra xem như thế nào sẽ là tốt nhất cho bạn.
9. Truyền thông xã hội
Rất nhiều cửa hàng trực tuyến cho phép khách hàng của họ chia sẻ mua hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Hãy thử nghiệm nút phương tiện truyền thông xã hội trên trang web của bạn và kiểm tra xem nó hoạt động như thế nào, những gì nó đang làm, vị trí hiển thị phù hợp, giúp người truy cập tiềm năng dễ dàng nhìn thấy. Liệu nó có lưu thông được tốt, và có dẫn khách truy cập đến nơi bạn muốn? giúp họ nâng cao nhận thức và tăng doanh thu cho bạn?
Hầu hết các theme website bán hàng online hiện nay đều được tối ưu hóa với các phương tiện truyền thông xã hội. Để thuận lợi hơn cho việc chia sẻ của người mua hàng. Bạn có thể truy cập vào các mẫu giao diện của Bota Web để tham khảo thêm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tăng tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng (Phần 1)
THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP CHUẨN SEO NGAY VỚI GIÁ CHỈ TỪ 299K/THÁNG !