Gucci là một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất nhì thế giới. Nhưng không phải ai cũng biết rõ những câu chuyện hậu trường đằng sau. Rất có thể Gucci đã trở thành một cái tên xưa cũ trong lịch sử thời trang thế giới nếu không có sự xuất hiện của Tom Ford. Bằng một phong cách quyến rũ và táo bạo, Tom Ford đã thổi luồng sinh khí mới; vực dậy thương hiệu thời trang đang bị tụt hậu.
Xem thêm:
Câu Chuyện Của Những Chú Bò Sữa Khẳng Định Thương Hiệu Thời Trang Việt Nam
Tiến trình xây dựng thương hiệu của bạn là gì?
Tin được không? Kinh doanh mỹ phẩm online thành công chỉ với 5 triệu đồng
Những ảnh hưởng ban đầu
Tom ford sinh năm 1961 tại Austin, Texas, Mỹ. Ông sớm bộc lộ niềm đam mê với nghệ thuật thiết kế; và ba mẹ ông cũng ủng hộ điều đó. Mẹ và bà nội tom ford đều là những quý bà rất thời trang. Có lẽ đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến tư duy thiết kế thời trang của ông sau này.
Tại trường Parsons The New School for Design; trước khi bước vào năm học cuối, Tom Ford trải qua 1 năm rưỡi học chuyển tiếp tại trụ sở của Parsons ở Paris. Tại đây, ông có cơ hội thực tập tại nhà mốt Chloé. Dù chỉ là công việc sắp xếp quần áo cho những buổi chụp nhưng nó đã khơi dậy tình yêu thời trang trong ông. Ford quyết định chuyển sang học ngành thiết kế thời trang.
Ông được nhận vào làm việc cho nhà thiết kế đồ thể thao Cathy Hardwick. Hai năm sau đó, ông chuyển sang làm việc với Ellis.
Sự ảnh hưởng lớn đối với thương hiệu Gucci
Tom ford đến với Gucci vào những tháng ngày tồi tệ khi mà thương hiệu Gucci gần như bị phá sản. ông bắt đầu từ vị trí nhà thiết kế chính cho dòng thời trang nữ. Sau đó ít lâu; Ford được bổ nhiệm làm giám đốc thiết kế của công ty.
Năm 1994, khi Gucci được mua lại bởi công ty đầu tư Investcorp có trụ sở tại Bahrain; Tom Ford được thăng chức giám đốc sáng tạo và ông – cùngvới Richard Buckley – đã chuyển tới làm việc tại Milan.
Không chỉ đảm nhiệm dòng thời trang nữ; ford còn góp mình trong dòng sản phẩm thương hiệu thời trang nam; giày; cho đến nước hoa; đồng hồ…
Thành công trong lĩnh vực thời trang song thực tế Tom Ford tốt nghiệp đại học với tấm bằng Kiến trúc. Ông tự tay thiết kế các cửa hàng; xây dựng hình ảnh và ý tưởng quảng cáo cho Gucci.
Thời gian đó, một ngày làm việc của Tom khi đó có thể kéo dài đến 18 giờ đồng hồ. Anh từng tâm sự: “Tôi là kẻ cuồng công việc. Bất cứ khi nào thức, tôi đều làm việc. Tuy nhiên, tôi không cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng đầy hào hứng”.
Năm 1994, Tom Ford được thăng chức giám đốc sáng tạo. Ông cùng Richard Buckley – đã chuyển tới làm việc tại Milan.
Ngay trong năm đầu tiên giữ vai trò lãnh đạo, Ford đã được giới chuyên môn ghi nhận khi đưa sự quyến rũ trở lại với thời trang bằng việc cho ra mắt dòng trang phục dành cho thanh niên mang phong cách Halston với áo sa tanh mỏng kết hợp với vest nhung và boot trang trí kim loại.
Những nỗ lực xây dựng thương hiệu đế chế Gucci
Tom Ford đã dành rất nhiều thời gian, công sức để xây dựng thương hiệu Gucci nổi tiếng như hiện nay
Mỗi tối ông chỉ ngủ 2-3 tiếng; và luôn sẵn những tờ ghi chú bên cạnh giường phòng trường hợp ông ngủ dạy và nảy ra ý tưởng. Trong một buổi giao lưu tại V&A ở London, Ford đã chia sẻ: “
Có rất nhiều NTK tài năng hơn tôi nhưng tôi có rât nhiều ý tưởng và tôi không bao giờ để chúng biến mất”. Ông cũng cho biết thêm: “ Thật may mắn vì tôi có thị hiếu của tất cả mọi người. Khi tôi thích một chiếc giày thì hàng ngàn người cũng thích nó. Cảm ơn Chúa vì nếu tôi không thành công như hôm nay thì có lẽ tôi không thể hạnh phúc như vậy”.
Năm 1995, ông đưa nhà tạo mẫu người Pháp Carine Roitfeld và nhiếp ảnh gia Mario Testino về với Gucci để tạo ra một loạt các chiến dịch quảng cáo hiện đại cho công ty.Nhờ đó, doanh thu của hãng tăng lên 90%; thu hút được nhiều nguồn đầu tư.Sau nhiều nỗ lực; Tom Ford trở thành người nắm giữ cổ phần nhiều nhất ở Gucci.
Và sự rời khỏi thương hiệu đã gắn liền với tên tuổi của mình
Tháng 4 năm 2004, Ford chia tay tập đoàn Gucci sau khi ông và CEO Domenico de Sole – người được xem là đối tác của Ford trong câu chuyện thành công –không đạt được sự đồng thuận về việc kiểm soát quyền sáng tạo tập đoàn.
Đây được xem là một sự kiện “thảm khốc” trong ngành công nghiệp thời trang Ý; khi thương hiệu vốn làm nên bản sắc thời trang nước Ý đã mất đi một nhà thiết kế tài ba.
Trước khi Tom Ford gia nhập Gucci; hãng đã gần như phá sản. Sau khi ông rời khỏi, tập đoàn Gucci có giá trị 10 tỷ đô-la Mỹ. Doanh thu của Gucci tăng từ 230 triệu đô-la Mỹ năm 1994 sang con số 3 tỷ đô-la Mỹ năm 2003; giúp Gucci trở thành một trong những thương hiệu thời trang cao cấp bán chạy nhất thế giới.
Tự tạo lập thương hiệu bản thân
Tháng 4-2005, Tom Ford thành lập thương hiệu riêng mang tên ông. Ông đã mời cựu chủ tịch và CEO của Gucci; Domenico de Sole, sang làm chủ tịch của công ty Tom Ford. Nhà thiết kế còn tạo tiếng vang cho thương hiệu của mình khi xuất hiện trên bìa tạp chí Vanity Fair trong trang phục của Tom Ford; cùng với Keira Knightley và Scarlett Johansson trong tình trạng… khỏa thân.
Như vậy, dấu ấn của Tom Ford không chỉ ở Gucci mà còn có thể nổi bật ở bất cứ nơi nào. Bởi đó là tài năng đáng kinh ngạc của một con người sống hết mình vì nghệ thuật cho làng thời trang.