Đối với mỗi doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng luôn là yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì đội ngũ nhân viên không còn quyết định 100% hiệu quả công việc nữa. Chính vì vậy mà một quản lý bán hàng giàu kinh nghiệm và năng lực ở thời đại ngày nay không nên chỉ quan tâm đến một vài yếu tố cơ bản như nhân sự. Dưới đây là những lời khuyên mà Bota.vn gợi ý để giúp các nhà quản lý bán hàng có thể thành công hơn trong con đường kinh doanh của mình.
Xem thêm: Phần mềm quản lý hàng hóa giúp cải thiện những nhược điểm của bảng tính Excel
1. Nhà quản lý giỏi luôn chủ động trong công việc
Những người chủ doanh nghiệp hay kể cả là những nhà quản lý bán hàng cần phải cố gắng để luôn luôn duy trì một thái độ tích cực và chủ động tiếp cận những nhân viên của mình. Bên cạnh đó, họ cũng nên chủ động tạo ra tình huống để thúc đẩy một môi trường làm việc năng động, cạnh tranh lành mạnh. Các nhà quản lý phải liên tục làm việc để trở thành tấm gương cho nhân viên học tập theo.
Ngoài ra, chủ động ở đây còn có nghĩa là tích cực tìm hiểu các giải pháp kinh doanh, tìm hiểu thông tin thị trường, chủ động nâng cao vốn hiểu biết của mình để dễ dàng giúp doanh nghiệp đối phó với những thay đổi trên thị trường. Ví dụ, trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dịch COVID-19 và sự phát triển của các thiết bị công nghệ mà người tiêu dùng có thói quen mua hàng trực tuyến. Vì vậy, các chủ cửa hàng kinh doanh cần chủ động tìm hiểu xem nhóm khách hàng mục tiêu của mình thường xuất hiện trên những kênh bán hàng online nào để có thể xây dựng cửa hàng trực tuyến và thu hút người tiêu dùng tiềm năng.
2. Sử dụng sự hỗ trợ từ công nghệ
Ở các nước tiên tiến, việc áp dụng công nghệ trong kinh doanh đã được thực hiện từ rất lâu. Đó là lý do vì sao nền kinh tế của họ phát triển nhanh: nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Những phát minh tân tiến của công nghệ sẽ giúp việc kinh doanh đạt năng suất và hiệu quả cao hơn so với làm việc thủ công.
Một gợi ý cho các chủ cửa hàng là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS. Đây sẽ là một người bạn hỗ trợ đặc lực cho mọi doanh nghiệp và cửa hàng, từ nhỏ đến lớn. Việc xử lý đơn hàng online, quản lý và kiểm đếm hàng tồn kho cũng như việc quản lý nhân sự và báo cáo hiệu quả kinh doanh hàng tuần sẽ được phần mềm quản lý bán hàng POS hỗ trợ cho bạn. Những gì bạn cần làm là điều hành cũng như chỉ dạy cho đội ngũ nhân viên sử dụng phần mềm quản lý thật tốt.
Xem thêm: Top 5 nhà cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS tốt nhất
3. Đào tạo nhân viên am hiểu sản phẩm, thương hiệu cửa hàng và những thiết bị hỗ trợ bán hàng
Hãy nhớ rằng không phải tất cả mọi người ngay từ đầu đã là một nhân viên bán hàng. Vì vậy hãy đào tạo kỹ năng bán hàng cho những nhân viên mới hoặc những người cần sự giúp đỡ của bạn. Trong bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ai cũng biết rằng đây là đội ngũ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp và ai cũng muốn mình có một đội ngũ nhân viên bán hàng thật xuất sắc.
Bạn nên dành nhiều thời gian tập trung vào việc tư vấn và hướng dẫn cho các nhân viên, giúp họ củng cố sự tự tin. Hãy nhớ rằng: mỗi nhân viên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công cho công ty, và việc có những nhà quản lý giỏi có thể giúp tăng sự thành công này. Đồng thời, phát triển các kỹ năng và phẩm chất mà bạn cần phải có để dẫn dắt một đội ngũ bán hàng hiệu quả giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Vì vậy, hãy dành thời gian chỉ dạy cho họ những kiến thức cần thiết về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng, cũng như câu chuyện vì sao cửa hàng và thương hiệu của bạn được thành lập. Việc này sẽ giúp cho nhân viên bán hàng cảm thấy được là một phần, một thành viên trong doanh nghiệp chứ không chỉ đơn giản là người bán hàng để phục vụ khách. Ngoài ra, việc chỉ dạy nhân viên bán hàng những nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng với sự hỗ trợ của công nghệ cũng sẽ giúp tăng độ chuyên nghiệp của cửa hàng, khiến khách hàng tin tưởng và quay trở lại cửa hàng nhiều hơn.
4. Cẩn thận trong tuyển dụng và dùng người
Hãy học cách nhận định tình huống khi một nhân viên không thích hợp cho một vị trí hoặc khách hàng nhất định để sắp xếp người phù hợp hơn. Nếu bạn cảm thấy ai đó đang gặp khó khăn, hãy nói chuyện với họ và thảo luận về các mục tiêu và năng lực của người đó để cố gắng tìm một vị trí khác phù hợp hơn cho người đó. Để lại một người nào đó trong một vị trí mà họ khó có thể làm tốt chính là làm cho doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng.
5. Đối với tất cả các vị trí quản lý, giao tiếp là cực kỳ quan trọng
Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp kết nối mọi người lại với nhau. Các nhà quản lý giỏi nên tập trung vào việc tạo ra sự hiểu biết thực tế, có chính sách mở với các nhân viên của bạn và thường xuyên nói chuyện với họ về con người, chính sách phúc lợi cho nhân viên cũng như chia sẻ về những kinh nghiệm khi kinh doanh trong lĩnh vực hiện tại.
Xem thêm: Bí quyết tăng doanh số ngành bán lẻ đến 60% nhờ BOTA POS (Phần 1)